• If this is your first visit, be sure to check out the FAQ by clicking the link above. You may have to register before you can post: click the register link above to proceed. To start viewing messages, select the forum that you want to visit from the selection below.
Xin chào ! Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với diễn đàn, xin vui lòng danh ra một phút bấm vào đây để đăng kí và tham gia thảo luận cùng VnPro.

Announcement

Collapse
No announcement yet.

Lab 3-13: Cấu hình OSPF cơ bản

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Lab 3-13: Cấu hình OSPF cơ bản

    Lab 3-13: Cấu hình OSPF cơ bản



    Mô tả


    –Router R1, R2 sử dụng OSPF để quảng cáo thông tin định tuyến
    –Router R1 hoạt động như DCE cung cấp xung clock cho R2
    –Các router cấu hình giao thức định tuyến OSPF để liên lạc giữa các area.
    –Từ router R1, R2 ping được hết các địa chỉ trong mạng.


    OSPF dùng giải thuật SPF để tính tóan đường đi. Giải thuật này còn được gọi là giải thuật Dijkstra. Các routing protocol nhóm link state không broadcast tòan bộ thông tin về bảng định tuyến giống như RIP/IGRP và thay vào đó, OSPF sẽ dùng một quá trình để khám phá các láng giềng (neighbor). Các láng giềng cũng có thể được định nghĩa tĩnh.

    Router láng giềng là các router khác, cũng chạy OSPF, có chung subnet với router hiện hành. Khi các router đã thiết lập quan hệ láng giềng với nhau, các router bắt đầu trao đổi các thông tin về đồ hình (topology) của mạng. Giải thuật SPF sẽ chạy trên các database này để tính ra các đường đi tốt nhất.


    Trong ospf định nghĩa một số vùng cơ bản sau:

    1.Stub Area: đây là vùng sẽ không nhận những routing update từ bên ngoài (Type 5) nhưng vẫn nhận update từ những Area láng giềng (Type 3)

    2. Stotaly stub Area: đây có thể coi là vùng cựu đoan nhất nó không nhật bất cứ routing update nào, và trong bảng routing của nó chỉ có một routing ra ngoai duy nhất là default route. vùng này thích hợp cho những site ở xa có ít network và cần sự giới hạn kết nối ra bên ngoài.

    3. NSSA Stub Area: đây là vùng được sử dụng khi kết nối đên ISP hoặc khi có sự redistribute giữa các routing protocol khác nhau. vùng này sẽ nhận các route từ bên ngoài dưới dạng type 7 và sẽ chuyển đổi type 7 này thành type 5 để quảng bá vào các Area khác tại con NNSA ABR.

    4. Backbone Area: đây chính là vùng Area 0 và nó connect tới tất cả các area khác còn lại, nếu một area nào đó muốn nối tới Area0 nhưng không nối trực tiếp được thì lúc đó ta phải tao virtual link cho Area này.




    Cấu hình

    Router R1
    hostname R1
    !
    enable password cisco
    !
    ip subnet-zero
    no ip domain-lookup
    !
    interface Loopback0
    ip address 131.108.4.1 255.255.255.255
    !
    interface Loopback1
    ip address 131.108.4.2 255.255.255.255
    !
    interface Loopback2
    ip address 131.108.4.3 255.255.255.255
    !
    interface Ethernet0
    ip address 131.108.1.1 255.255.255.0
    !
    interface Serial0
    ip address 131.108.3.1 255.255.255.252
    clock rate 64000
    !
    router ospf 1
    network 131.108.1.0 0.0.0.255 area 1
    network 131.108.3.1 0.0.0.0 area 0
    network 131.108.4.1 0.0.0.0 area 1
    network 131.108.4.2 0.0.0.0 area 1
    network 131.108.4.3 0.0.0.0 area 1
    !
    end

    Router R2
    hostname R2
    !
    enable password cisco
    !
    ip subnet-zero
    no ip domain-lookup
    !
    interface Loopback0
    ip address 131.108.4.4 255.255.255.255
    !
    interface Loopback1
    ip address 131.108.4.5 255.255.255.255
    !
    interface Loopback2
    ip address 131.108.4.6 255.255.255.255
    !
    interface Ethernet0
    ip address 131.108.2.1 255.255.255.0
    !
    interface Serial0
    ip address 131.108.3.2 255.255.255.252
    !
    router ospf 2
    network 131.108.2.0 0.0.0.255 area 2
    network 131.108.3.2 0.0.0.0 area 0
    network 131.108.4.4 0.0.0.0 area 2
    network 131.108.4.5 0.0.0.0 area 2
    network 131.108.4.6 0.0.0.0 area 2
    !
    end

    Các bước thực hiện

    1. Đặt hostname, cấu hình cho interface loopback, ethernet và serial trên router R1


    Router> en
    Router# conf t
    Router(config)# hostname R1
    R1(config)# no ip domain-lookup
    R1(config)# int e0
    R1(config-if)# ip addr 131.108.1.1 255.255.255.0
    R1(config-if)# no keepalive ← cho phép interface Ethernet vẫn up khi không kết nối với bên ngoài
    R1(config-if)# no shut
    %LINK-3-UPDOWN: Interface Ethernet0, changed state to up
    %LINK-5-UPDOWN: Line protocol on Interface Ethernet0, changed state to up
    R1(config-if)# exit


    R1(config)# int lo0 ← Định nghĩa interface ảo để làm điểm kiểm tra
    R1(config-if)# ip addr 131.108.4.1 255.255.255.255
    R1(config-if)# int lo1
    R1(config-if)# ip addr 131.108.4.2 255.255.255.255
    R1(config-if)# int lo2
    R1(config-if)# ip addr 131.108.4.3 255.255.255.255
    R1(config-if)# exit

    R1(config-if)# int s0
    R1(config-if)# ip addr 131.108.3.1 255.255.255.252
    R1(config-if)# clock rate 64000 ← hoạt động như DCE cung cấp xung clock
    R1(config-if)# no shut



    2. Đặt hostname, cấu hình cho cổng loopback, ethernet và serial trên router R2


    Router> en
    Router# conf t
    Router(config)# hostname R2
    R2(config)# no ip domain-lookup

    R2(config)#int e0
    R2(config-if)# ip addr 131.108.2.1 255.255.255.0
    R1(config-if)# no keepalive
    R2(config-if)# no shut

    R2(config-if)# int lo0
    R2(config-if)# ip addr 131.108.4.4 255.255.255.255
    R2(config-if)# int lo1
    R2(config-if)# ip addr 131.108.4.5 255.255.255.255
    R2(config-if)# int lo2
    R2(config-if)# ip addr 131.108.4.6 255.255.255.255

    R2(config-if)# int s0
    R2(config-if)# ip addr 131.108.3.2 255.255.255.252
    R2(config-if)# no shut


    3. Cấu hình giao thức định tuyến OSPF với process number là 1 trên router R1 và lưu cấu hình lên NVRAM


    R1(config)# router ospf 1 ← kích hoạt quá trình định tuyến OSPF trên router với process number là 1
    R1(config-router)# network 131.108.1.0 0.0.0.255 area 1 ← chỉ ra mạng nào sẽ chạy OSPF
    R1(config-router)# network 131.108.4.1 0.0.0.0 area 1
    R1(config-router)# network 131.108.4.2 0.0.0.0 area 1
    R1(config-router)# network 131.108.4.3 0.0.0.0 area 1
    R1(config-router)# network 131.108.3.1 0.0.0.0 area 0
    R1(config-router)# end
    R1# copy run start


    - Giá trị process number chỉ mang ý nghĩa cục bộ trên mỗi router, bạn có thể chạy cùng lúc nhiều process ospf khác nhau.

    - Wildcard mask 0.0.0.0 sẽ chỉ chính xác địa chỉ nào sẽ được kiểm tra.

    Wildcard mask 0.0.0.255 nghĩa là chỉ 3 octet đầu sẽ bị kiểm tra.

    Ví dụ network 131.108.1.0 0.0.0.255 nghĩa là sẽ kiểm tra các địa chỉ từ 131.108.1.1 đến 131.108.1.254.

    4. Cấu hình giao thức định tuyến OSPF với process number là 2 trên router R2 và lưu cấu hình lên NVRAM


    R2(config)# router ospf 2
    R2(config-router)# network 131.108.2.1 0.0.0.255 area 2
    R2(config-router)# network 131.108.4.4 0.0.0.0 area 2
    R2(config-router)# network 131.108.4.5 0.0.0.0 area 2
    R2(config-router)# network 131.108.4.6 0.0.0.0 area 2
    R2(config-router)# network 131.108.3.2 0.0.0.0 area 0
    R2(config-router)# end
    R2# copy run start


    + Trong ospf có sử dụng ba ID:

    * Router ID : Được gửi đi từ các router trong các gói tin hello.Nó có độ dài 32bit.No có giá trị bằng địa chỉ địa chỉ IP lớn nhất được sủ dụng trên router.Nếu trên router có giao diện loopback được cấu hình thì router ID bằng địa chỉ IP của giao diện loopback đó.Trong trường hợp có nhiều giao diện loopback thì nó lấy địa chỉ lớn nhất của giao diện loopback làm router ID.Router ID được sử dụng để phân biệt các router nằm trong cùng một autonmous system.

    * Process ID : là tham số cấu hình khi ta đánh lệnh router ospf prcess-id.

    *Area ID: là tham số để group một nhóm các router vào cùng một area.Các router này cùng chia sẻ hiểu biết về các đường học được trong miền OSPF. Việc chia thành nhiều area là để tiện việc quản lý đồng thời nó giúp ta giới hạn kích thước của topology database, giả sử nếu ta có duy nhất một vùng với kích thước lớn thì lúc đó ta cũng sẽ có một topology database rất lớn tương ứng khiến cho việc xử lý của router chậm đi.......

    Kiểm tra và giải quyết sự cố

    –Dùng lệnh clear ip route * để xoá toàn bộ route từ bảng định tuyến.


    R1# clear ip route *

    –Dùng lệnh clear ip ospf process hoặc reload để kích hoạt lại quá trình định tuyến ospf.

    R1#clear ip ospf process

    –Xem quá trình gửi nhận thông tin định tuyến OSPF bằng lệnh debug ip ospf events, debug ip ospf packet.

    R1#debug ip ospf events

    OSPF:hello with invalid timers on interface Ethernet0
    hello interval received 10 configured 10
    net mask received 255.255.255.0 configured 255.255.255.0
    dead interval received 40 configured 30

    R1# debug ip ospf packet
    OSPF: rcv. v:2 t:1 l:48 rid:200.0.0.117
    aid:0.0.0.0 chk:6AB2 aut:0 auk:

    R1#debug ip ospf packet
    OSPF: rcv. v:2 t:1 l:48 rid:200.0.0.116
    aid:0.0.0.0 chk:0 aut:2 keyid:1 seq:0x0


    –Tắt chế độ debug bằng lệnh undebug all.

    R1# undebug all
    All possible debugging has been turned off

    –Xem bảng định tuyến trên R1 bằng lệnh show ip route.

    R1# show ip route
    ...
    Gateway of last resort is not set

    131.108.0.0/16 is variably subnetted, 9 subnets, 3 masks
    C 131.108.4.3/32 is directly connected, Loopback2
    C 131.108.4.2/32 is directly connected, Loopback1
    C 131.108.4.1/32 is directly connected, Loopback0
    C 131.108.3.0/30 is directly connected, Serial0
    O IA 131.108.4.6/32 [110/65] via 131.108.3.2, 00:01:29, Serial0
    O IA 131.108.2.0/24 [110/74] via 131.108.3.2, 00:01:29, Serial0
    O IA 131.108.4.5/32 [110/65] via 131.108.3.2, 00:01:29, Serial0
    C 131.108.1.0/24 is directly connected, Ethernet0
    O IA 131.108.4.4/32 [110/65] via 131.108.3.2, 00:01:29, Serial0
    R1#

    Từ R1, bạn có thể thấy có 4 route OSPF học từ next-hop 131.108.3.2 và đi qua cổng S0. Chú ý số AD trong trường hợp OSPF là 110 (RIP là 120 và IGRP là 100). Ký tự O chỉ ra đây là route loại OSPF, IA chỉ rằng mạng ở xa thuộc area khác.

    –Dùng lệnh show ip route ospf trên router R2 để xem các route OSPF

    R2# show ip route ospf
    131.108.0.0/16 is variably subnetted, 9 subnets, 3 masks
    O IA 131.108.4.3/32 [110/782] via 131.108.3.2, 00:13:09, Serial0
    O IA 131.108.1.0/24 [110/791] via 131.108.3.2, 00:12:54, Serial0
    O IA 131.108.4.2/32 [110/782] via 131.108.3.2, 00:13:09, Serial0
    O IA 131.108.4.1/32 [110/782] via 131.108.3.2, 00:13:09, Serial0
    R2#
    Email : vnpro@vnpro.org
    ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trung Tâm Tin Học VnPro
149/1D Ung Văn Khiêm P25 Q.Bình thạnh TPHCM
Tel : (08) 35124257 (5 lines)
Fax: (08) 35124314

Home page: http://www.vnpro.vn
Support Forum: http://www.vnpro.org
- Chuyên đào tạo quản trị mạng và hạ tầng Internet
- Phát hành sách chuyên môn
- Tư vấn và tuyển dụng nhân sự IT
- Tư vấn thiết kế và hỗ trợ kỹ thuật hệ thống mạng

Network channel: http://www.dancisco.com
Blog: http://www.vnpro.org/blog

  • #2
    cho em hoi ?
    Tu router dinh tuyen qua cac may cua switch. dinh tuyen bang ospf duoc khong , va dung lenh gi ? de dinh tuyen. hay chi dinh tuyen bang RIP. Mong cac anh giai thich gium.
    Xin loi em ko co vietkey.

    Comment


    • #3
      Originally posted by duonghieu View Post
      cho em hoi ?
      Tu router dinh tuyen qua cac may cua switch. dinh tuyen bang ospf duoc khong , va dung lenh gi ? de dinh tuyen. hay chi dinh tuyen bang RIP. Mong cac anh giai thich gium.
      Xin loi em ko co vietkey.
      nếu Router kết nối trực tiếp với Swich thì không cần định tuyến bạn à chỉ cần đắt đúng địa (subnet) chỉ và default gateway cho các clien thôi. còn nếu là định tuyến giữa các Vlan thì bạn xem bài này xem sao http://vnpro.org/forum/showthread.php?t=4323
      Wellcome to http://itn.com.vn/forum/ :54::54::54:
      mail: ncc.1988@gmail.com

      Comment


      • #4
        Dạ, em đang làm đề tài Tốt nghiệp, có liên quan đến OSPF.
        Đúng ra đề tài của em là "Định tuyến trong GMPLS (Chuyển mạch nhãn đa giao thức tổng quát)" - bên lãnh vực truyền dẫn Quang.
        Bước đầu tiên, em muốn dùng Packet Tracer 5.0 để tạo một mạng gồm 6 node, và show bảng định tuyến OSPF ra.
        Đây là hình vẽ sơ đồ mạng:

        Ở đây, em đã set cost trên các đường link nối giữa các router như trong hình vẽ (mà bỏ qua ý nghĩa metric cost trong OSPF = 10^8/Bandwidth của link)

        (File kèm theo, mở bằng Packet Tracer, có link ở đây, thầy cô và các anh chị coi giùm!)
        ----------------
        Em muốn hỏi, theo như lý thuyết, OSPF là một giao thức định tuyến kiểu Link-State, nên khi có sự biến đổi bên trong mạng, nó sẽ cập nhật liền.
        Trong bài lab của mình, em làm shut một cổng từ một router, với mong muốn bảng định tuyến sẽ thay đổi. Và gói tin (ở đây, em tạo (ICMP) - (hình lá thư trong Packet tracer 5.0) sẽ được truyền sang một tuyến khác.
        Và...vấn đề gặp phải ở đây là nó ko thể nhanh chóng thiết lập đường truyền (path) mới.
        Thời gian để các gói tin OSPF cập nhật là..quá lâu?
        Gói tin ICMP em để chu kỳ truyền lên đến 5s mà...sau khi shut port, vẫn có một gói tin ko thể truyền được đến đích (soure R1 - des. PC)
        ---------------
        Vậy em xin hỏi các thầy cô, và các anh rằng, có cách nào để chỉnh lại quá trình update của OSPF trong Packet Tracer ko?
        Vì...lưu lượng truyền trong thực tế rất lớn, mạng chỉ cần down, hoặc lỗi trong vài s --> e đã ko tốt.
        ---------------
        Em xin cám ơn!
        Các thầy cô, anh chị có quan tâm, hoặc biết câu trả lời, làm ơn chỉ giùm em.
        Địa chỉ mail của em: tqk261@yahoo.com.vn

        Comment


        • #5
          mình mới học ccna, không có sơ đồ cụ thể hả mấy bác....

          Comment

          • Working...
            X