• If this is your first visit, be sure to check out the FAQ by clicking the link above. You may have to register before you can post: click the register link above to proceed. To start viewing messages, select the forum that you want to visit from the selection below.
Xin chào ! Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với diễn đàn, xin vui lòng danh ra một phút bấm vào đây để đăng kí và tham gia thảo luận cùng VnPro.

Announcement

Collapse
No announcement yet.

Cho hỏi đôi điều về DSCP

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Cho hỏi đôi điều về DSCP

    Trong mô hình DiffServ 6 bit DS được sử dụng như là DSCP( Diferentiated Service Code Point), cho hỏi về ý nghĩa của số DSCP này, range của nó hình như là từ 0-63. Trong câu lệnh cấu hình CAR-QoS có tham số này.
    Router(config-if)#rate-limit {input | output } [dscp dscp_value}{access-group acl-index} bps bust-normal bust-max conform-action action exceed-action acton

    Cho hỏi ý nghĩa của ""dscp dscp_value""
    Ví dụ cụ thể để dễ trình bày

    rate-limit output dscp 0 8000 1500 2000 conform-action transmit exceed-action drop

    rate-limit input access-group 101 8000 1500 2000 conform-action set-dscp-transmit 20 exceed-action set-dscp-transmit 0

    Xin giải thích rõ về vấn đề này giúp mình nhé, cảm ơn nhiều...:|

  • #2
    Hầu hết các frame hoặc các gói đều có các trường dùng cho mục đích đánh dấu (marking). DSCP là một trong những trường như vậy trong gói tin IP.

    Như bạn có thể đã biết, trong IP header có một trường có tên là ToS (type of services). RFC791 mô tả định dạng của IP header, bao gồm một trường 10byte được gọi là ToS. Trường ToS này dự định được dùng như một trường đánh dấu một gói tin để các công cụ QoS có thể xử lý. Giá trị ToS được chia ra thành các trường con, với 3 bit cao được định nghĩa như IP Precedence (IPP). Danh sách đầy đủ của các giá trị ToS và IPP được liệt kê trong bảng dưới đây:

    Vị trí bit 3 đến bit 6 của ToS bao gồm các trường được được bật on hay off để chỉ ra một mức dịch vụ đặc biệt. Bit cuối cùng (bit 7) không được định nghĩa trong RFC791. Các cờ không được dùng thường xuyên, vì vậy mục đích chính của ToS là để lưu giữ các giá trị độ ưu tiên của gói tin IP.

    Một loạt các RFC được gọi là Differentiated Services (DiffServ) ra đời sau. DiffServ cần nhiều hơn 3bit để đánh dấu gói tin, vì vậy DiffServ chuẩn hóa một định nghĩa lại của byte ToS. Byte ToS được đặt tên là trường Differentiated Services (DS) và IPP được thay thế bằng một trường có độ dài 6bit được gọi là Differentiated Services Code Point (DSCP). Nói cách khác, DSCP là một cách diễn đạt khác của chính octet ToS trong IP header ban đầu. Vì ý nghĩa này, bạn thường thấy các tài liệu hay đề cập đến bảng chuyển đổi giữa giá trị DSCP và IP Precedence.

    Sau đó, RFC 3168 định nghĩa hai bit thứ tự thấp của DS để dùng với thuộc tính Explicit Congestion Notification (ECN). Hình dưới đây mô tả định dạng của giá trị ToS trước và sau khi có định nghĩa DiffServ.



    Các công cụ đánh dấu và phân loại (Classification and Marking C&M) thường đánh dấu trường DSCP hoặc IPP bởi vì các gói tin được bảo toàn khi nó được truyền trên mạng. Có một khả năng đánh dấu khác nằm bên trong lớp 2, có nghĩa là thông tin đánh dấu này không được quan tâm nếu nó được truyền đi bởi một tiến trình L3. Như vậy, việc đánh dấu ở mức 2 không thể được triển khai nếu lưu lượng đi xa hơn một hop.

    Thiết lập các giá trị DSCP và các thuật ngữ


    Có vài RFC về DiffServ đề xuất một vài giá trị được dùng trong trường DSCP và các ý nghĩa ngầm định cho những giá trị này. Ví dụ RFC2598 định nghĩa giá trị DSCP bằng 46, với tên là Expedited Forwarding (EF). Theo RFC đó, các gói tin được đánh dấu như EF sẽ được đưa vào hàng đợi ưu tiên sao cho gói tin sẽ bị độ trễ tối thiểu. Nhưng gói tin sẽ chịu những chính sách sao cho lưu lượng của nó không chiếm hết đường truyền và ngăn ngừa những loại lưu lượng khác được truyền khi cổng của router đạt mức ngưỡng. Những giá trị này và các trạng thái QoS được khuyến cáo tương ứng cho từng trạng thái được gọi là trạng thái theo từng chặng Per-Hop Behaviors (PHBs) dùng DSCP. Trong ví dụ vừa nêu trước đây, trạng thái được gọi là EF PHB.
    Đặng Quang Minh, CCIEx2#11897 (Enterprise Infrastructure, Wireless), DEVNET, CCSI#31417

    Email : dangquangminh@vnpro.org
    https://www.facebook.com/groups/vietprofessional/

    Comment


    • #3
      Anh Minh ơi, anh có bảng DSCP đầy đủ không, cho em xin với. Giá trị cs trong DSCP thường dùng cho lớp dịch vụ nào vậy?
      Thanks.

      Comment


      • #4
        Bảng dưới đây liệt kê các trường của CS DSCP, tên, giá trị và các tên, giá trị tương ứng bên IPP.
        .


        Bên cạnh việc định nghĩa tám giá trị DSCP và các tên của nó, cơ chế xử lý theo từng trạm CS PHB cũng đề xuất một tập hợp của các hành động QoS nên được thực hiện trên các giá trị CS này. Cơ chế này chỉ ra rằng các gói tin với giá trị CS DSCP lớn hơn phải được dùng các hàng đợi ưu tiên hơn các gói tin với giá trị DSCP thấp hơn. Cả hai thuật ngữ “CS0” và “Default”đều ám chỉ đến giá trị nhị phân 000000 nhưng phần lớn các lệnh của Cisco IOS chỉ cho phép từ khóa default để đại diện cho giá trị này.

        Email : vnpro@vnpro.org
        ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
      Trung Tâm Tin Học VnPro
      149/1D Ung Văn Khiêm P25 Q.Bình thạnh TPHCM
      Tel : (08) 35124257 (5 lines)
      Fax: (08) 35124314

      Home page: http://www.vnpro.vn
      Support Forum: http://www.vnpro.org
      - Chuyên đào tạo quản trị mạng và hạ tầng Internet
      - Phát hành sách chuyên môn
      - Tư vấn và tuyển dụng nhân sự IT
      - Tư vấn thiết kế và hỗ trợ kỹ thuật hệ thống mạng

      Network channel: http://www.dancisco.com
      Blog: http://www.vnpro.org/blog

      Comment


      • #5
        Cảm ơn bác Admin nhiều. :D

        Comment


        • #6
          Anh em có thể cho mình biết ý nghĩa của các trường này trong dscp kh?



          Thân!

          Comment


          • #7
            Anh em có thể vui long mô tả và giải thích nguyên nhân của việc phát triển của IP Precedence sang DSCP

            Comment


            • #8
              Minh muốn hỏi là tại sao ứng dụng "Multimedia conferencing" lại sử dụng AF41? co tổ chức nào quy định hay một chuẩn nảo quyết định việc sử dụng này ko?

              Comment


              • #9
                Các ứng dụng voice/video thường phải được gán độ ưu tiên cao hơn các traffic khác.

                AF41 = DSCP 34.
                Đặng Quang Minh, CCIEx2#11897 (Enterprise Infrastructure, Wireless), DEVNET, CCSI#31417

                Email : dangquangminh@vnpro.org
                https://www.facebook.com/groups/vietprofessional/

                Comment


                • #10
                  Nhưng có tổ chức nào quy định ứng dụng "Multimedia conferencing" phải dùng AF41 không ạ? hay là dựa theo đặc điểm của ứng dụng mà sử dụng các giá trị DHCP này.

                  Comment


                  • #11
                    Chào a Minh và các bạn!Hiện tại hệ thống của mình bao gồm: Voice, Data, Radio, Video, giờ e muốn cấu hình QOS cho các lưu lượng trên, trong trường hợp các lưu lượng đó đi cùng qua 1 cổng của router hoặc SW thì nên xét độ ưu tiên, băng thông v.v ntn, các a có thế hướng dẫn e được ko?

                    Comment


                    • #12
                      Anh em có thể vui long mô tả và giải thích nguyên nhân của việc phát triển của IP Precedence sang DSCP


                      Comment


                      • #13
                        Click image for larger version

Name:	Screenshot (2).png
Views:	487
Size:	1.6 KB
ID:	406051 Click image for larger version

Name:	Screenshot (2).png
Views:	388
Size:	1.6 KB
ID:	406052 cho em hỏi, giờ em phải chọn cái nào cho đúng đây ạ???

                        Comment


                        • #14
                          cho em hỏi, giờ em phải chọn cái nào cho đúng đây ạ???

                          Comment


                          • #15
                            nếu ta dùng DSCP, ta sẽ có nhiều mức dịch vụ hơn so với cách dùng IP Precedence. Ví dụ, nếu em dùng IP Precedence để phân loại dịch vụ, em chỉ có 8 mức (từ 0 đến 7).

                            Đặng Quang Minh, CCIEx2#11897 (Enterprise Infrastructure, Wireless), DEVNET, CCSI#31417

                            Email : dangquangminh@vnpro.org
                            https://www.facebook.com/groups/vietprofessional/

                            Comment

                            • Working...
                              X