• If this is your first visit, be sure to check out the FAQ by clicking the link above. You may have to register before you can post: click the register link above to proceed. To start viewing messages, select the forum that you want to visit from the selection below.
Xin chào ! Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với diễn đàn, xin vui lòng danh ra một phút bấm vào đây để đăng kí và tham gia thảo luận cùng VnPro.

Announcement

Collapse
No announcement yet.

Thắc mắc về tổng đài IP

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Thắc mắc về tổng đài IP

    Gần đây SĐ nghe về tổng đài IP cũng nhiều nhưng cũng không hiểu rõ lắm, có một số khái niệm hiểu không rõ, post lên, mong mọi người giải thícg giúp SĐ hen:

    1. Tổng đài IP có phải còn được gọi là IP PABX hay IP Telephony không? Nghe 3 từ này loạn cả lên nhưng theo SĐ hiểu loáng thoáng thì nó là 1. Ko sure :(

    2. Tổng đài IP và các Voice GW khác nhau không? Mình thường nghe người ta nói là sẽ dùng các router Cisco như dòng 2800 series để làm các voice gw. Nếu vậy thì con tổng đài IP sẽ là gì?

    3. Giao tiếp với mạng PSTN của các tổng đài IP này là giao tiếp kiểu gì? Theo SD biết thì trên các tổng đài truyền thống (vd như các tổng đài Panasonic phổ biến) thì nó có các card CO để nối các line trung kế từ bưu điện kéo vào. Các máy con thì cắm vào những lỗ extension.

    Tuy nhiên, với tổng đài IP dùng với các IP Phone thì SD hiểu phần extension có thể sẽ là 1 cổng ethernet cắm thẳng vào switch, các IP Phone chỉ việc khai báo gateway trỏ về địa chỉ của con tổng đài IP là xong. Nếu đúng như vậy thì về lý thuyết là 1 con tổng đài IP có khả năng support rất nhiều máy nhánh miễn chúng có thể connect được tới nó, không hạn chế bởi số lượng physical port như tổng đài cũ.

    Vậy phần cổng cắm các line trung kế thì sẽ như thế nào? Chẳng hạn có cỡ 200 line in (200 trung kế) thì sắm sửa như thế nào?

    Cám ơn mọi người đã đọc
    Contact me:
    Y!M: anhtai_yms
    MSN: anhtai83@hotmail.com

  • #2
    hic, các sự fụ kíu em với
    Contact me:
    Y!M: anhtai_yms
    MSN: anhtai83@hotmail.com

    Comment


    • #3
      Originally posted by saudoi View Post
      1. Tổng đài IP có phải còn được gọi là IP PABX hay IP Telephony không? Nghe 3 từ này loạn cả lên nhưng theo SĐ hiểu loáng thoáng thì nó là 1. Ko sure :(
      Đọc lại wiki đi SD :)
      Originally posted by saudoi View Post
      2. Tổng đài IP và các Voice GW khác nhau không? Mình thường nghe người ta nói là sẽ dùng các router Cisco như dòng 2800 series để làm các voice gw. Nếu vậy thì con tổng đài IP sẽ là gì?
      Voice GW chính là giao tiếp với PSTN, tổng đài IP hay còn được coi như một media server làm các nhiệm vụ call processing, media processing...etc
      Originally posted by saudoi View Post
      3. Giao tiếp với mạng PSTN của các tổng đài IP này là giao tiếp kiểu gì? Theo SD biết thì trên các tổng đài truyền thống (vd như các tổng đài Panasonic phổ biến) thì nó có các card CO để nối các line trung kế từ bưu điện kéo vào. Các máy con thì cắm vào những lỗ extension.
      IP-PABX như Asterisk chẳng hạn sẽ giao tiếp với PSTN qua các card (1,2,4..port E1/T1 or FXO/FXS) nên trên lý thuyết chỉ cần main đủ khe PCI là cứ thế cắm thoải mái :D

      Ở hệ thống IP-PABX như của Avaya các media gateway giao tiếp với PSTN, các media gateway này connect với media server hoặc connect với các media gateway khác (tùy theo topo lớn hay nhỏ). Các media gw này thực chất là các stackable and modular hardware, SD có thể cắm thêm vào các module phục vụ cho E1, analog, annoucement....etc
      Originally posted by saudoi View Post
      Tuy nhiên, với tổng đài IP dùng với các IP Phone thì SD hiểu phần extension có thể sẽ là 1 cổng ethernet cắm thẳng vào switch, các IP Phone chỉ việc khai báo gateway trỏ về địa chỉ của con tổng đài IP là xong. Nếu đúng như vậy thì về lý thuyết là 1 con tổng đài IP có khả năng support rất nhiều máy nhánh miễn chúng có thể connect được tới nó, không hạn chế bởi số lượng physical port như tổng đài cũ.

      Vậy phần cổng cắm các line trung kế thì sẽ như thế nào? Chẳng hạn có cỡ 200 line in (200 trung kế) thì sắm sửa như thế nào?


      Cám ơn mọi người đã đọc
      Làm 7 cái E1 thì lại chẳng thừa ý chứ, hí hí :D

      Chả hiểu sao submit lại báo too short, short là short thế nào, của em cực dài nhé :))
      Last edited by BaoJS; 14-11-2007, 03:32 PM.
      OPEN $OURCE
      $AVES MONEY
      .................................................. .

      Hãy như dòng nước chảy về với đại dương, từ tốn, hiền hòa , gặp hòn đá giữa đường thì vòng qua, đi tiếp.. lớn dần, lớn dần, cuốn trào qua tất cả.. lại từ tốn , hiền hòa... trôi... để rồi đến trước đại dương bao la.. và tan vào biển cả.
      Hãy như mây lang thang, chẳng từ đâu đến, chẳng đi về đâu, lững lờ trôi, cuồn cuộn chảy, chẳng bao giờ muốn, gió thổi thì đi, gió ngừng thì đứng, lúc nào cũng thấy.

      Comment


      • #4
        hehe ! bac sau doi ah tui em dang lam do an ve cai bac hoi do. khi naokam xong em post len cho bac nhe

        Comment


        • #5
          Chào các bạn :

          Tôi đã triển khai hệ thống VOIP cho công ty và cho khách hàng. Chất lượng của hệ thống rất tốt, giống như chất lượng của cuộc gọi PSTN.
          Hệ thống của tôi có thể : Gọi điện, Voice Mail, Voice conference, Video Confernce. Tổng đài tôi sử dụng là Asterisk có thể giao tiếp Card PCI hoặc gateway để gọi PSTN. Các thiết bị cho để gọi là IP phone, ATA, Softphone X-lite đều đả Test. Very Cool .

          Việc sử dụng Card PCI để giao tiếp PSTN thì cũng có một vài nhược điểm như : số lượng có hạn khe cắm PCI (nếu bạn dùng máy tính PC thông thường là tổng đài thì sử dụng khoảng 6 line trở lại thôi), nếu công ty có nhiều chi nhánh thì nên sài GAteway có port FXO để gọi PSTN, dùng Gateway sẽ không phụ thuộc vào vị trí của tổng đài. Và có thể ứng dụng việc " gọi liên tỉnh PSTN nhưng trả cước PSTN nội hạt ".

          Nếu anh em nào cần trao đổi kinh nghiệm thì có thể liên lạc với tôi bằng email (hieutu007@yahoo.com ) hoặc gọi điện trực triếp đến số 0908 966 159
          Mong được chia sẻ kinh nghiệm


          Lê Thanh Hiếu (0908 966 159)
          Kỹ sư dự án VOIP
          CÔNG TY CP VIỄN THÔNG VTC
          750B - Điện Biên Phủ - P.11 - Quận 10 - Tp HCM
          Phone : 08.8309055 Ext : 112
          ZLINK, VoIP, Tổng đài IP, tổng đài callcenter, tổng đài 1900 1800, điện thoại IP, lắp đặt tổng đài
          Last edited by hieu_voip; 29-11-2007, 12:56 PM.

          Comment


          • #6
            Originally posted by hieu_voip View Post
            ...
            Nếu anh em nào cần trao đổi kinh nghiệm thì có thể liên lạc với tôi bằng email (hieutu007@yahoo.com ) hoặc gọi điện trực triếp đến số 0908 966 159
            Mong được chia sẻ kinh nghiệm


            Lê Thanh Hiếu (0908 966 159)
            Kỹ sư dự án VOIP
            CÔNG TY CP VIỄN THÔNG VTC
            750B - Điện Biên Phủ - P.11 - Quận 10 - Tp HCM
            Phone : 08.8309055 Ext : 112
            http://www.voip.com.vn/
            Rất là vui nếu được cùng nghiên cứu.

            Hướng dẫn cài đặt cấu hình Data Loss Prevention - MyQLP Appliance (Open Source)


            Hướng dẫn cài đặt và cấu hình Mdeamon 12.x

            Hướng dẫn cài đặt cấu hình ISA 2006 và Exchange 2003 - Mô hình Front-End Back-End

            Cài đặt và cấu hình Cacti - Giám Sát và Quản Lý Hệ Thống Mạng

            Hướng dẫn cài đặt cấu hình Retrospect Backup Server

            Cài đặt và cấu hình phần mềm FSA Audit Files Server

            CAMAPTRANG
            http://www.asterisk.vn

            Comment


            • #7
              Originally posted by hieu_voip View Post
              Chào các bạn :

              Tôi đã triển khai hệ thống VOIP cho công ty và cho khách hàng. Chất lượng của hệ thống rất tốt, giống như chất lượng của cuộc gọi PSTN.
              Hệ thống của tôi có thể : Gọi điện, Voice Mail, Voice conference, Video Confernce. Tổng đài tôi sử dụng là Asterisk có thể giao tiếp Card PCI hoặc gateway để gọi PSTN. Các thiết bị cho để gọi là IP phone, ATA, Softphone X-lite đều đả Test. Very Cool .

              Việc sử dụng Card PCI để giao tiếp PSTN thì cũng có một vài nhược điểm như : số lượng có hạn khe cắm PCI (nếu bạn dùng máy tính PC thông thường là tổng đài thì sử dụng khoảng 6 line trở lại thôi), nếu công ty có nhiều chi nhánh thì nên sài GAteway có port FXO để gọi PSTN, dùng Gateway sẽ không phụ thuộc vào vị trí của tổng đài. Và có thể ứng dụng việc " gọi liên tỉnh PSTN nhưng trả cước PSTN nội hạt ".

              Nếu anh em nào cần trao đổi kinh nghiệm thì có thể liên lạc với tôi bằng email (hieutu007@yahoo.com ) hoặc gọi điện trực triếp đến số 0908 966 159
              Mong được chia sẻ kinh nghiệm


              Lê Thanh Hiếu (0908 966 159)
              Kỹ sư dự án VOIP
              CÔNG TY CP VIỄN THÔNG VTC
              750B - Điện Biên Phủ - P.11 - Quận 10 - Tp HCM
              Phone : 08.8309055 Ext : 112
              http://www.voip.com.vn/
              cái này giống Marketing quá ... anh có chia sẽ kinh nghiệm hay chỉ quảng cáo thôi đó ?
              Call me for Spam mail Services and mobile messages

              Comment


              • #8
                Chao hieu_voip!
                Ban qua rat cao thu. Mong hoc hoi kinh nghiem.

                Comment


                • #9
                  IP PBX thường có các khối chức năng sau:
                  CS: Call Server / Communication Server / Call Manager... tùy theo sản phẩm của các hãng mà có tên khác nhau. Thành phần này đóng vai trò trung tâm điều khiển toàn bộ hệ thống, xử lý cuộc gọi.
                  Media Gateway: Chứa các card giao tiếp với public network hoặc card subscriber. Đối với các subscriber là analog hoặc digital thì các card subscriber sẽ là các loại card tương ứng. Đối với trường hợp subscriber là IP thì MG có thể chứa các DSP. Card giao tiếp với public network thì có thể là card analog trunk, hoặc các card E1/T1. Khi số lượng đường trung kế nhiều, người ta ko sử dụng các card analog trunk mà sử dụng các card E1/T1 để tiết kiệm slot trên tổng đài, tiết kiệm số line được kéo từ tổng đài bưu điện đến PBX.
                  Signaling: Module báo hiệu. Thường thì module này quản lý báo hiệu dùng các giao thức như H.323, SIP...
                  Có hãng thiết kế các module trên riêng thành từng phần nhưng cũng có hãng tích hợp tất cả lại với nhau.

                  Đối với thiết bị Cisco, khi số lượng trung kế ko nhiều (chẳng hạn dưới 8 đường) thì người ta hay dùng card FXO cắm trên router. Trong trường hợp nhiều hơn, có thể dùng AS5xxx nhưng không khả thi vì tốn kém và ko hiệu quả. Thêm vào đó, Cisco ko phải là hãng chuyên về tổng đài, đặc biệt là TDM PBX. Với các hãng khác thì cần thêm trung kế thì cắm card trunk, cần thêm TDM subscriber thì cắm thêm các card subscriber và thêm MG.

                  Tuy nhiên, số lượng đường trunk cần phải được tính toán một cách chi tiết để tránh lãng phí và khả năng xảy ra nghẽn mạng là thấp nhất. Có thể sử dụng các công thức Erlang để tính số trung kế tuy nhiên công thức này khá rắc rối và phức tạp. Để ước lượng một cách tương đối, có thể sử dụng một vài tỉ lệ như 1 trunk: 3, 5, 7 thuê bao. Càng nhiều thuê bao trên 1 đường trunk thì khả năng nghẽn của hệ thống càng cao. Chẳng hạn 200 đường trunk thì có thể phục vụ cho 600 thuê bao hoặc nhiều hơn (với tỉ lệ 1:3).

                  Tổng đài IP có nhiều ưu điểm hơn so với tổng đài TDM, chẳng hạn như:
                  - Gọn nhẹ hơn. Thay vì phải có rất nhiều MG để chứa card Analog/Digital thì giờ chỉ cần các card có chứa DSP.
                  - Tích hợp được với nhiều ứng dụng trên nền IP: voice/video conference, collaboration, Unified Com...
                  - Có thể hoạt động trên cùng 1 hạ tầng mạng, không phải tách ra làm 2 như các hệ thống TDM.
                  ...
                  Nhưng cũng có những nhược điểm như:
                  - thiết bị đầu cuối đắt. Tiền mua 1 IP Phone có thể mua được từ 10-30 cái analog phone.
                  - chất lượng cuộc gọi tốt nhất cũng chỉ gần bằng so với thoại analog (dựa trên tiêu chí MOS).
                  - thiết bị đầu cuối ko dùng lẫn đuợc. Nghĩa là IP Phone của Siemens ko thể đem lắp vào hệ thống tổng đài của Nortel hay Alcatel được. Trong khi điện thoại analog thì đem điện thoại Postef cắm vào cũng vẫn nghe gọi bét xờ nhè.

                  Comment


                  • #10
                    Anh chị em nào muốn xài thử thiết bị, hay tìm hiểu tận gốc, hãy đến chỗ 72/5 Huỳnh Văn Bánh, Phú Nhuận sẽ được vừa cofee miễn phí, có người quan tâm mà còn cấu hình mọi loại tổng đài, thiết bị VoIP.

                    Đặc biệt còn có thể mượn về dùng thử !

                    Hãy liên hệ cho em:
                    Thành
                    0918230222
                    Hoặc:
                    thanh@conotek.com
                    YI: congnghehoitu

                    Thân mến

                    Comment


                    • #11
                      cám ơn các đại ka đã comment, dạo này bận wá cho nên cũng chưa rảnh xem tiếp vụ này, hix hix, hôm nào làm tiếp thì sẽ hỏi nữa.

                      Đại khái mission sẽ là vầy:

                      Làm 1 quả tổng đài khoảng 500 - 1000 line-in (~ 17 - 30 luồng E1) cho khoảng hơn 500 người xài (mỗi người 1 direct line nhé, hoặc cũng có thể hơn). Nói chung giống y chang một cục ONU - cục đầu xa trong mấy hệ thống Access Network mà bên bưu điện hay triển khai để mở rộng thuê bao á. Ko bít có sản phẩm nào ko nhỉ
                      Contact me:
                      Y!M: anhtai_yms
                      MSN: anhtai83@hotmail.com

                      Comment


                      • #12
                        Với yêu cầu thế này thì gần như tất cả các hãng chuyên về tổng đài đều làm được. Từ Panasonic, Phillips, LG... cho đến các loại tổng đài trung cao cấp như Siemens, Alcatel, Avaya và Nortel.
                        Nếu chỉ thoại và thoại, dùng Panasonic cho rẻ.
                        Nếu cần dùng các ứng dụng UC thì có thể sử dụng tổng đài từ 4 hãng trung cao cấp mà tôi kể trên. Trên phương diện tính năng: các tổng đài này gần tương đương nhau. Xét trên phương diện chất lượng, tổng đài Nortel ngon nhất. Xét trên phương diện hỗ trợ kỹ thuật, Siemens và Nortel có đội kỹ thuật khá ổn. Alcatel kém hơn một chút, còn Avaya thì yếu nhất. Ko xét trên phương diện giá vì cái đó phụ thuộc vào khả năng đàm phán.
                        Giả sử 1000 subscribers thì có các sản phẩm sau là phù hợp:
                        - Siemens HiPath 3750, 3800
                        - Alcatel OXE
                        - Nortel CS 1000E
                        - Avaya CM 8300, 8500, 8700

                        Comment


                        • #13
                          Gọi điện thoại IP phone miễn phí không sợ NAT

                          Chào các bồ

                          Mọi người đã nghe đến điện thoại VoIP rất nhiều và cũng biết nhiều lợi điểm của nó, thế nhưng vì sao nó vẫn chưa thay thế hoàn toàn điện thoại truyền thống? Rẻ và dễ dùng là ưu điểm của điện thoại truyền thống, chúng ta chỉ cần mua điện thoại về, cắm dây line và tiến hành gọi ngay lập tức. Hầu hết các giao thức của VoIP đều khó cấu hình và các điện thoại IP của nhiều hãng lại hoạt động không thông suốt với nhau.

                          Chương trình Asterisk, một tổng đài PBX mã nguồn mở, do Mark Spencer khởi xướng đã làm cho việc ứng dụng VoIP trở nên đơn giản. Và, giao thức IAX chính là đáp án cho câu hỏi dai dẳn và hóc búa đó.

                          Không cần nhiều thiết lập phức tạp, dễ triển khai và tương thích cao chính là điểm nổi bật nhất của giao thức IAX. Giao thức này sử dụng lưu lượng băng thông dành cho tín hiệu, âm thanh và hình ảnh thuộc loại thấp nhất và hỗ trợ NAT trong suốt (Network Address Translation transparency). Bên cạnh đó, IAX dễ mở rộng cho sự phát triển về sau.

                          Thay vì sử dụng giao thức truyền thời gian thực (RTP - Real-time Transport Protocol), IAX lại dùng giao thức UDP 4569 nên dùng header ít hơn. Việc sử dụng một cổng UDP giúp cho kỹ thuật viên dễ dàng kiểm soát mạng. Khi kết hợp với chuẩn nén G729 và với đường truyền 1Mbps, IAX có thể truyền đến 103 cuộc gọi, cao gần gấp 3 lần so với các giao thức khác. Bên cạnh đó, nhờ dùng lệnh ở dạng nhị phân nên tín hiệu truyền đi có độ trễ rất thấp so với các giao thức khác dùng lệnh bằng bảng mã ASCII .

                          IAX chia thành tầng 2 và tầng 3 rất rõ ràng, có nghĩa rằng phần tín hiệu và phần âm thanh tách biệt nhau. Tuy tách biệt, nhưng giao thức này còn có nhiều cơ chế thông minh trong việc xử lý tín hiệu trong điều kiện băng thông hoặc tín hiệu kém.

                          Việc dùng 4 byte làm header và sử dụng băng thông thấp giúp mọi người chú ý đến giao thức này nhiều hơn. Nếu có nhiều cuộc gọi đến cùng đích, tính năng IAX trunking giảm sự quá tải bằng cách nối dữ liệu từ nhiều kênh thành một gói tin, do đó không những số lượng gói tin truyền đi được giảm bớt mà số lượng header cũng giảm. Và việc này rất quan trọng đối với mạng không dây khi mà tốc độ hiện tại còn chậm và độ trễ cao.

                          Hơn nữa, giao thức IAX rất đơn giản đến nỗi các chồng IP, IAX, giao diện TDM và các tính năng phát sinh ID khác có thể được thực hiện trong thiết bị chuyển đổi analog đầu cuối (analog terminal adapter – gọi tắt là ATA). Thiết bị ATA gồm một đầu Ethernet và một đầu điện thoại dùng để chuyển bất kỳ tính hiệu thoại dạng tương tự thành dạng số. Một thiết bị IAX ATA có thể được tạo từ một bộ vi xử lý 8bit, dung lượng RAM 4k byte và bộ nhớ flash bên trong 64k. Trong tương lai gần, mọi người đều có thể tạo một điện thoại IP từ những vật liệu trên với giá cỡ 10USD.

                          Ngoài việc sử dụng điện thoại bàn, các nhà phát triển đã bổ sung thêm giao thức lai khác mang tên là mIAX cho phép các thiết bị di động sử dụng VoIP. Khi ở ngoài trời, chiếc điện thoại của bạn sẽ là GSM, khi trong công ty, nó sẽ là VoIP phone.
                          Giao thức IAX đang được mở rộng thêm phần mã hóa và liên lạc nội bộ. Dù rằng giao thức IAX mới ra đời và chưa có tài liệu kỹ thuật nào nhưng vẫn được các công ty hỗ trợ hoặc mở rộng thiết bị hiện tại để tương thích. Mạng điện thoại truyền thống rất tin cậy vì nó đơn giản và ít xảy ra lỗi. Mục tiêu giao thức IAX cũng mong muốn VoIP trở nên đơn giản đến nỗi những nhân viên kỹ thuật kém nhất trong văn phòng cũng có thể mua một điện thoại IP rẻ tiền, cắm vào và tiến hành gọi ngay lập tức.
                          Qua bài viết trên chắc các bạn đã thấy lợi ích rất lớn của VOIP, nếu bạn có điều kiện hãy thử xem. Các thiết bị phần cứng như Card giao tiếp PCI để gọi PSTN, điện thoại IP phone AT-530, Gateway AG-188, USB phone....

                          Nếu bạn nào bị khó khăn trong sử dụng SIP phone thông qua NAT thì liên lạc nhé. Việc cấu hình NAT cho Asterisk tương đối đơn giản.

                          Comment


                          • #14
                            Dùng Asterisk thì rẻ thật, nhưng cũng đầy phiêu lưu. Asterisk rất phù hợp cho việc nghiên cứu công nghệ, phát triển nhưng có vẻ như chưa thích hợp lắm để đưa vào ứng dụng kinh doanh. Lí do là vì nếu muốn sử dụng Asterisk trong một doanh nghiệp thì quản trị hệ thống đòi hỏi phải có rất nhiều kiến thức:
                            - Kiến thức về hệ điều hành Linux
                            - Kiến thức về VoIP
                            - Kiến thức về lập trình.
                            Vậy thì chắc là doanh nghiệp đó, công ty đó phải trả lương cho đồng chí này cao đấy hehe.
                            Khi phát triển các ứng dụng Unified Communications thì đòi hỏi khối lượng công việc cho lập trình rất lớn.
                            Giả sử chia ra làm 2 giai đoạn:
                            - giai đoạn 1 sử dụng thoại TDM
                            - giai đoạn 2 nâng cấp 1 phần lên thoại IP
                            - giai đoạn 3 phát triển các ứng dụng UC
                            Thế thì rõ ràng là chỉ có các tổng đài phổ biến mới đáp ứng được. Nhất là trong thời điểm hiện tại, thoại TDM vẫn là chủ yếu. Việc không có các card analog trunk và subscriber trên các tổng đài IP thuần túy là một trở ngại lớn. Có thể thấy một ví dụ rất rõ đó là sản phẩm CallManager của Cisco. Mặc dù có đội ngũ partner mạnh, thương hiệu nổi tiếng, các chiến lược marketing rất tốt nhưng Cisco vẫn không chiếm được nhiều thị phần trong mảng thoại. Trong khi đó Asterisk ko có nhiều người sử dụng, đội ngũ hỗ trợ phát triển ko nhiều, hoàn toàn mang tính chất tự phát. Chi phí ẩn cho việc sử dụng Asterisk là khá cao.
                            Vậy có nên chấp nhận mạo hiểm để sử dụng Asterisk???

                            Comment


                            • #15
                              Chào Joseph :
                              Tui thấy bạn nói chỉ đúng 1 phần mà thôi.
                              Công ty các bạn không cần phải tự triển khai tổng đài Asterisk. Bạn chỉ cần mua các thiết bị phần cứng VoIP thì sẽ được các công ty hỗ trợ cài đặt.
                              Còn nếu bỏ ra khoảng 300USD là sẽ được cài đặt hoàn toàn 1 hệ thống VoIP, bảo hành cho cả Software là 1 năm. Đâu cần thiết phải cần 1 đội ngũ nhân viên tự nghiên cứu và xây dựng vừa tốn thời gian vừa chi phí cao.
                              - Còn đối với phần cứng thì không cần phải sài hàng Cisco , bạn có thể dùng Card TDM của ATCOM , Gateway của Soundwin. Chi phí khá rẻ. Công ty tôi đầu tư cả hệ thống VoIP gồm : 3 chi nhánh, 100 máy nhánh ( 20 máy điện thoại IP phone, 40 máy điện thoại Analoge, và softphone), 10 line PSTN . Tổng chi phí đầu tư chỉ khoảng 3300 USD thôi.
                              - Nếu các bạn cần hỗ trợ thì có thể liên lạc với tôi, hoặc có thể tham khảo Website : http://www.voip.com.vn

                              Lê Thanh Hiếu
                              Email: hieu_tu@yahoo.com
                              Phone : 08.8309055 Ext : 112
                              Cellphone : 0908 966 159

                              Last edited by hieu_voip; 31-12-2007, 03:26 PM.

                              Comment

                              Working...
                              X