• If this is your first visit, be sure to check out the FAQ by clicking the link above. You may have to register before you can post: click the register link above to proceed. To start viewing messages, select the forum that you want to visit from the selection below.
Xin chào ! Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với diễn đàn, xin vui lòng danh ra một phút bấm vào đây để đăng kí và tham gia thảo luận cùng VnPro.

Announcement

Collapse
No announcement yet.

Giới thiệu Cisco Unified Communications Manager Express

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Giới thiệu Cisco Unified Communications Manager Express

    1. Giới thiệu Cisco Unified Communications Manager Express
    Cisco Unified Communications Manager Express là một ứng dụng xử lý cuộc gọi trong phần mềm Cisco IOS cho phép Cisco router cung cấp hỗ trợ chức năng hệ thống keyswitch hoặc chức năng hybrid PBX cho các văn phòng chi nhánh hoặc các doanh nghiệp nhỏ.

    Cisco Unified CME là một giải pháp điện thoại IP giàu tính năng được tích hợp trực tiếp vào phần mềm Cisco IOS. Cisco Unified CME cho phép doanh nghiệp nhỏ và văn phòng chi nhánh doanh nghiệp có thể triển khai voice, data và IP phone trên một nền tảng duy nhất để cắt giảm chi phí mạng.
    Hệ thống Cisco Unified CME bao gồm bộ định tuyến hoạt động như một gateway và một hoặc nhiều VLAN có thể kết nối các điện thoại IP phone với router.

    Hình 1: Sơ đồ triển khai điển hình của Cisco Unified CME với một vài điện thoại và thiết bị kết nối với nó. Router Cisco Unified CME sẽ được kết nối với mạng điện thoại chuyển mạch công cộng (PSTN). Router đồng thời cũng kết nối đến 1 Gatekeeper và 1 server RADIUS billing.

    Hình 1: Cisco Unified CME cho văn phòng nhỏ và vừa

    Hình 2: Sơ đồ cho một chi nhánh văn phòng với một vài IP phone kết nối tới một router Cisco IAD2430 tích hợp Cisco Unified CME. Router IAD2430 sẽ kết nối tới một con router multiservice ở văn phòng của nhà cung cấp dịch vụ, đó cũng chính là con router cung cấp kết nối với WAN và PSTN.

    Hình 2: Cisco Unified CME dành cho nhà cung cấp dịch vụ (Service Providers)

    Một hệ thống Cisco Unified CME sử dụng những phần cơ bản sau:
    • Ephone hoặc voice register pool – là một khái niệm phần mềm đại diện cho điện thoại vật lý, mặc dù nó cũng được sử dụng để đại diện cho một cổng kết nối tới một hệ thống voice-mail, và cung cấp các khả năng cấu hình một điện thoại vật lý sử dụng phần mềm Cisco IOS. Số lượng tối đa ephone và voice register pool mà Cisco Unified CME hỗ trợ bằng với số lượng điện thoại vật lý có thể kết nối với hệ thống.
    • Số danh mục (Directory number) – là khái niệm phần mềm đại diện cho các đường nối kênh thoại điện thoại. đồng thời đại diện cho cổng thoại ảo trong hệ thống Cisco Unified CME, vì thế số lượng tối đa danh mục mà Cisco Unified CME hỗ trợ chính là số lượng tối đa của các kết nối cuộc gọi có thể thực hiện được tại cùng thời điểm. khái niệm này khác với số lượng tối đa của các đường vật lý trong hệ thống điện thoại truyền thống.

    2. Mô hình tổng đài PBX hay mô hình Keyswitch
    Khi xây dựng một hệ thống Cisco Unified CME, bạn phải quyết định việc xử lý cuộc gọi như thế nào, giống với mô hình tổng đài PBX hay như mô hình tổng đài Key Telephone System (Keyswitch) hoặc kết hợp cả hai.

    2.1. Mô hình PBX
    Mô hình đơn giản nhất chính là PBX, trong đó hầu hết các điện thoại IP trong hệ thống đều có một số mở rộng đơn. các cuộc gọi đến từ PSTN sẽ được định tuyến đến nhân viên lễ tân với giao diện điều khiển hoặc dịch vụ trả lời tự động. Nhân viên thường ở văn phòng khác nhau hoặc ở những nơi khác nhau do đó thường dùng điện thoại để liên lạc với nhau.

    Đối với mô hình này nên cấu hình số danh mục như một đường dual để mỗi nút hiển thị trên mỗi IP phone có thể xử lý hai cuộc gọi đồng thời. Người dùng điện thoại có thể chuyển giữa các cuộc gọi bằng nút điều hướng màu xanh trên điện thoại. Số danh bạ đường dual cho phép cấu hình để hỗ trợ cuộc gọi chờ, chuyển cuộc gọi và hội nghị.

    Hình 3: Một cuộc gọi từ PSNT được nhận tại router Cisco Unified CME và được định tuyến đến điện thoại của nhân viên lễ tân hoặc dịch vụ trả lời tự động (1), sau đó cuộc gọi sẽ được định tuyến đến điện thoại được yêu cầu.

    Hình 3: Cuộc gọi đến qua mô hình tổng đài PBX

    2.2. Mô hình Keyswitch

    Trong một hệ thống Keyswitch, ta có thể thiết lập hầu hết các điện thoại đều có một cấu hình gần như giống hệt nhau và mỗi điện thoài đều có thể trả lời bất kỳ cuộc gọi đến nào từ PSTN trên bất kỳ line nào. Người sử dụng điện thoại ở gần nhau thường ít khi sử dụng điện thoại để liên lạc nhau.

    Ví dụ, một hệ thống keyswitch 3×3 có line PSTN được chia sẻ trên 3 điện thoại, như vậy 3 đường line PSTN đều xuất hiện trên mỗi 3 điện thoại. Điều này cho phép cuộc gọi đến từ bất kỳ đường PSTN nào đều được trả lời trực tiếp bởi bất kỳ điện thoại nào – nếu không có sự trợ giúp của nhân viên lễ tân hoặc dịch vụ trả lời tự động, hoặc đường line DID. Ngoài ra, các đường line còn hoạt động như các đường line chia sẻ (một cuộc gọi có thể được giữ trên một điện thoại và tiếp tục trên một điện thoại khác mà không cần chuyển cuộc gọi.

    Trong mô hình Keyswitch, số lượng danh mục được gán cho tất cả IP phone. Khi có cuộc gọi đến, tất cả các IP phone sẵn sàng sẽ đổ chuông. Khi có nhiều cuộc gọi được thực hiện trong hệ thống tại cùng một thời điểm, mỗi cuộc gọi độc lập (đỗ chuông hoặc chờ) có thể thấy được và chọn bằng cách nhấn nút trả lời trên IP phone.

    Để cấu hình mô hình keyswitch phải tạo ra một tập hợp các số danh mục tương ứng một-tới-một với đường PSTN. Sau đó cấu hình các cổng PSTN để định tuyến các cuộc gọi tới đến những ephone-dns. Số lượng tối đa đường PSTN có thể gán vào mô hình này có thể được giới hạn bởi số lượng nút có sẵn trên điện thoại IP. Nếu vậy, một số tùy chọn có thể hữu ích cho việc mở rộng số đường line có thể truy cập bằng điện thoại.

    Hình 4: Cuộc gọi đến từ PSTN (1) được định tuyến đến số mở rộng 1001 trên cả 3 điện thoại (2)

    Hình 4: Cuộc gọi đến từ PSTN trong mô hình Keyswitch

    2.3. Mô hình Hybrid (kết hợp cả PBX và Keyswitch)
    Cấu hình PBX và Keyswitch có thể kết hợp vào cùng các điện thoại IP phone và có thể bao gồm các số mở rộng riêng cho cuộc gọi PBX-style và đường line chia sẻ cho việc điều hành cuộc gọi trong Keyswitch-style. Số danh mục đường line đơn và đường line dual có thể kết hợp trên cùng một điện thoại.

    Các hệ thống Keyswitch có đường intercom riêng khi nhận các cuộc gọi từ PSTN có thể được chuyển từ một điện thoại của hệ thống keyswitch sang một điện thoại khác sử dụng đường intercom. Khi chuyển cuộc gọi được thực hiện trong bối cảnh của một đường PSTN, tư vấn chuyển cuộc gọi thường được đặt ở điện thoại chuyển để chuyển sang một điện thoại sử dụng đường intercom. Khi cuộc gọi được kết nối đến điện thoại chuyển và điện thoại chuyển ủy thác lại (điện thoại chuyển cúp máy), các đường intercom ở cả hai điện thoại đều được kết nối và việc chuyển giao cuộc gọi tiếp tục trong bối cảnh của đường PSTN gốc (tất cả các đường PSTN đều trực tiếp có sẵn trên tất cả các điện thoại). Các cuộc gọi chuyển giao có thể đưa vào chế độ chờ rồi sau đó kết nối lại từ điện thoại khác chung đường PSTN.

    Ví dụ, một hệ thống Keyswitch 3×3 như hình 4 nhưng thêm đường mở rộng riêng cho mỗi điện thoại (hình 5). Thiết lập này cho phép mỗi điện thoại có một đường cá nhân riêng để gọi các điện thoại khác hoặc thực hiện các cuộc gọi ra ngoài.

    Hình 5: Cuộc gọi đến từ PSTN qua mô hình Hybrid PBX và Keyswitch

    Nguyễn Chu Hoàng Lộc – VnPro
    Phạm Thanh Đông Khê
    Email: dongkhe@vnpro.org
    Hãy share hoặc like nếu thông tin hữu ích!
    ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trung Tâm Tin Học VnPro
149/1D Ung Văn Khiêm, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM
Tel: (08) 35124257 (5 lines)
Fax: (08) 35124314

Home Page: http://www.vnpro.vn
Forum: http://www.vnpro.org
Twitter: https://twitter.com/VnVnpro
LinkedIn: https://www.linkedin.com/in/VnPro
- Chuyên đào tạo quản trị mạng và hạ tầng Internet
- Phát hành sách chuyên môn
- Tư vấn và tuyển dụng nhân sự IT
- Tư vấn thiết kế và hỗ trợ kỹ thuật hệ thống mạng

Videos: http://www.dancisco.com
Blog: http://www.vnpro.org/blog
FB: http://facebook.com/VnPro

  • #2
    chào bác

    bác cho hỏi là con CUCM và con CME con nào có nhiều chức năng hơn

    bác phân tích ưu và nhược điểm của 2 con CME và CUCM dc k?

    ứng dụng của CME và CUCM cho các môi trường hoạt động

    Thanks

    Comment


    • #3
      Chào hoangthanh,

      CME là được thiết kế cho những hệ thống Telephony Network vừa và nhỏ khoảng từ 240 IP PHone trở xuống,
      CUCM được thiết kế cho những hệ thống Telephony Network lớn hơn > 7000 IP PHone,

      CME cấu hình chủ yếu bằng dòng lệnh CLI nên sẽ khó cấu hình một chút đối với những người không rành hệ thống câu lệnh của Cisco (chưa tham gia khóa CCNA Voice),
      CUCM cấu hình bằng giao diện WEB nên sẽ trực quan và dễ cấu hình hơn,

      Xét về tính năng thì CME hỗ trợ tính năng gì thì CUCM cũng hỗ trợ tính năng đó, nhưng CUCM vẫn là lựa chọn hàng đầu vì khả năng mở rộng, khả năng cluster, ...

      Cám ơn bạn.

      Bùi Quốc Kỳ
      Email: buiquocky@vnpro.org
      Yahoo: buiquocky_vnpro
      -------------------------------------------------------------------------------------------
      Trung Tâm Tin Học VnPro
      Địa chỉ: 149/1D Ung Văn Khiêm P25 Q.Bình thạnh TPHCM
      Tel: (08) 35124257 (5 lines)
      Fax: (08) 35124314

      Home page: http://www.vnpro.vn
      Support Forum: http://www.vnpro.org
      Network channel: http://www.dancisco.com
      • Chuyên đào tạo quản trị mạng và hạ tầng Internet
      • Phát hành sách chuyên môn
      • Tư vấn và tuyển dụng nhân sự IT
      • Tư vấn thiết kế và hỗ trợ kỹ thuật hệ thống mạng

      Blog: http://www.vnpro.org/blog
      Wifi forum: http://www.wifipro.org

      Comment

      • Working...
        X