• If this is your first visit, be sure to check out the FAQ by clicking the link above. You may have to register before you can post: click the register link above to proceed. To start viewing messages, select the forum that you want to visit from the selection below.
Xin chào ! Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với diễn đàn, xin vui lòng danh ra một phút bấm vào đây để đăng kí và tham gia thảo luận cùng VnPro.

Announcement

Collapse
No announcement yet.

Các thành phần cơ bản của mạng MPLS và phân biệt chuyển mạch nhãn – chuyển mạch IP

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Các thành phần cơ bản của mạng MPLS và phân biệt chuyển mạch nhãn – chuyển mạch IP

    Các thiết bị tham gia trong một mạng MPLS có thể được phân loại thành các bộ định tuyến biên nhãn LER và các bộ định tuyến chuyển mạch nhãn LSR.



    Mô hình mạng MPLS

    1. Thiết bị LSR

    Thành phần quan trọng nhất của mạng MPLS là thiết bị định tuyến chuyển mạch nhãn LSR (Label Switch Router). Thiết bị này thực hiện chức năng chuyển tiếp gói thông tin trong phạm vi mạng MPLS bằng thủ tục phân phối nhãn (gắn nhãn, đổi nhãn hay gỡ nhãn)..

    LSR là 1 thiết bị định tuyến tốc độ cao trong lõi của 1 mạng MPLS, nó tham gia trong việc thiết lập các đường dẫn chuyển mạch nhãn LSP bằng việc sử dụng giao thức báo hiệu nhãn thích ứng và thực hiện chuyển mạch tốc độ cao lưu lượng số liệu dựa trên các đường dẫn được thiết lập

    Căn cứ vào vị trí và chức năng của LSR có thể phân thành các loại chính sau đây:

    – Ingress LSRs: Router biên vào, nhận gói tin không có nhãn, gắn nhãn cho nó rồi đẩy vào vùng nhãn

    – Egress LSRs: Router biên ra, nhận gói tin có nhãn, gỡ bỏ tất cả nhãn rồi đẩy ra mạng bên ngoài

    – Imtermediate LSRs: Router giữa, nhận gói tin có nhãn, đổi nhãn, và gửi gói tin đi vào đúng cổng ra.

    2. Bộ định tuyến biên nhẵn – LER

    LER là một thiết bị hoạt động tại biên của mạng truy nhập và mạng MPLS. Các LER hỗ trợ các cổng được kết nối tới các mạng không giống nhau (như FR, ATM, và Ethernet ) và chuyển tiếp lưu lượng này vào mạng MPLS sau khi thiết lập LSP, bằng việc sử dụng các giao thức báo hiệu nhãn tại lối vào và phân bổ lưu lượng trở lại mạng truy nhập tại lối ra. LER đóng vai trò quan trọng trong việc chỉ định và huỷ nhãn, khi lưu lượng vào trong hay ra khỏi mạng MPLS. LER là nơi xảy ra việc gán nhãn cho các gói tin trước khi vào mạng MPLS.

    Ngoài ra khi MPLS được xếp chồng trên ATM, các chuyển mạch ATM được điều khiển bởi mặt phẳng điều khiển MPLS, và lúc đó các chuyển mạch ATM được gọi là các ATM-LSR. Tương ứng chúng ta có 2 loại thiết bị là ATM-LSR hoạt động trong lõi, và ATM-LSR biên hoạt động ở biên mạng hay còn gọi là ATM-LER.

    Các thiết bị biên khác với các thiết bị lõi ở chỗ là: ngoài việc phải chuyển tiếp lưu lượng nó còn phải thực hiện việc giao tiếp với các mạng khác đó là chỉ định hay loại bỏ nhãn.

    3. Phân biệt chuyển mạch nhãn và chuyển mạch IP


    So sánh giữa chuyển tiếp IP và chuyển tiếp MPLS

    Phân biệt quan trọng giữa chuyển mạch nhãn và định tuyến gói tin IP thông thường:



    So sánh giữa chuyển tiếp MPLS và chuyển tiếp IP
Working...
X