• If this is your first visit, be sure to check out the FAQ by clicking the link above. You may have to register before you can post: click the register link above to proceed. To start viewing messages, select the forum that you want to visit from the selection below.
Xin chào ! Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với diễn đàn, xin vui lòng danh ra một phút bấm vào đây để đăng kí và tham gia thảo luận cùng VnPro.

Announcement

Collapse
No announcement yet.

[Ứng dụng công nghệ VLAN] A: Cơ bản về Network và Lan

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • [Ứng dụng công nghệ VLAN] A: Cơ bản về Network và Lan

    Phần A: Cơ bản về NETWORK và LAN

    Chương I
    Cơ bản về NETWORK
    I. Hệ thống các thuật ngữ căn bản về lập mạng
    1.1 Mạng và thiết lập mạng
    Một mạng là một hệ thống liên kết các đối tượng hay con người lại với nhau
    . Mạng tồn tại xung quanh chúng ta và ngay cả bên trong chúng ta. Mỗi người đang sở hữu một hệ thống thần kinh và hệ tuần hoàn nào đó chính là các mạng.
    Ví dụ:
    ·Thông tin liên lạc
    ·Giao thông
    ·Xã hội
    ·Sinh học
    ·Dịch vụ

    1.2 Các mạng dữ liệu
    Sự xuất hiện các mạng dữ liệu là kết quả từ các ứng dụng máy tính được viết cho kinh doanh. Tuy nhiên vào thời điểm mà các ứng dụng này được xây dựng, các doanh nhân còn sở hữu các máy tính ở dạng đơn lẻ, mỗi máy tính hoạt động dộc lập với các máy tính khác. Do đó, cách thức sử dụng này trở nên kém hiệu quả và không tiết kiệm cho công việc kinh doanh. Chúng cần một giải pháp đáp ứng một cách tốt nhất cho 3 câu hỏi sau:

    ·Làm thế nào để tránh lãng phí thiết bị và tài nguyên.
    ·Làm thế nào thông tin hiệu quả.
    ·Làm thế nào xây dựng quản lý một mạng.

    Các nhà kinh doanh đã nhận thấy rằng có thể tiết kiệm được nhiều tiền và sản lượng có thể tăng lên bằng cách dùng kỹ thuật mạng. Họ đã bắt đầu xây dựng thêm mạng mới và mở rộng các mạng đã có, hầu hết đều tiếp cận các kỹ thuật mạng mới và các sản phẩm mới. Từ đó trong những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ 20 đã diễn ra nhiều hoạt động mở rộng mạng, tuy nhiên sự phát triển mạng vào buổi đầu được thực hiện theo nhiều phương thức khác nhau. Vào khoảng giữa thập niên 80 của thế kỷ 20, sự phát triển này chựng lại. Nhiều kỹ thuật mạng pha trộn được tạo ra cùng các loại phần cứng và phần mềm khác nhau. Hậu quả là các kỹ thuật mạng mới không tương thích với nhau. Điều này gây nhiều khó khăn cho các mạng dùng các đặc tả khác nhau.
    Một giải pháp đầu tiên cho vấn đề là tạo ra các mạng cục bộ (LAN). Vì LAN có thể kết nối tất cả các workstation, các thiết bị ngoại vi, các đầu cuối và các thiết bị khác trong toà nhà, nên các LAN tạo điều kiện cho các nhà kinh doanh dùng kỹ thuật máy tính để chia sẻ hiệu quả các tập tin và máy in. Khi ứng dụng máy tính vào công việc kinh doanh gia tăng, LAN không đủ đáp ứng nhu cầu. Trong một hệ thống LAN mỗi văn phòng hay công ty là một ốc đảo riêng biệt. Những gì cần là phương thức để thông tin được truyền đi một cách nhanh chóng và hiệu quả, không chỉ trong một công ty mà còn từ một nhà kinh doanh này đến nhà kinh doanh khác. Giải pháp được đề xuất sau đó là tạo ra các mạng đô thị MAN (Metropolitan Area Network) và các mạng diện rộng WAN (Wire Are Network). Vì WAN có thể kết nối các mạng người dùng qua các vùng địa lý rộng lớn, cho nên WAN tạo điều kiện cho các nhà kinh doanh thông tin liên lạc với nhau qua các cự ly rất xa.

    1.3 Các giải pháp thiết lập mạng dữ liệu
    Trong quá trình nghiên cứu về mạng dữ liệu, hầu hết các mạng dữ liệu được phân thành các mạng LAN hay WAN.
    + Các mạng LAN luôn được xây dựng trong các toà nhà hay khuôn viên hẹp, và kiểm soát việc liên lạc giữa các phòng ban.

    + Các mạng WAN phủ lên một vùng địa lý rộng lớn và nối liền các thành phố, các quốc gia.

    1.3.1 Các mạng LAN
    Các LAN được thiết kế để:

    ·Hoạt động trong miền địa lý giới hạn
    ·Cho phép đa truy xuất vào môi trường mạng có băng thông cao
    ·Điều khiển mạng độc lập bởi người quản trị cục bộ
    ·Cung cấp khả năng nối liên tục đến các dịch vụ cục bộ
    ·Tạo kết nối vật lý cho các thiết bị kề nhau

    Dùng:



    Giải pháp đầu tiên của vấn đề ứng dụng máy tính trong công việc là tạo ra các mạng LAN. Vì các LAN có thể kết nối tất tất cả các workstation, các thiết bị ngoại vi, các đầu cuối và các thiết bị khác trong phạm vi hẹp của một của một toà nhà hay công sở, nhờ đó giúp các nhà kinh doanh thực hiện một các hiệu quả các tập tin dữ liệu hay các máy in.
    Mạng cục bộ LAN gồm các máy tính, các card mạng, môi trường nối mạng, các thiết bị điều khiển tải, và các thiết bị ngoại vi. Bên cạnh viẹc tạo diều kiện chia sẻ hiệu quả các tập tin và các máy in, LAN còn cung cấp khả năng thông tin liên lạc như email. Chúng hội nhập: dữ liệu, truyền thông tin, tính toán và file server.

    1.3.2 Mạng diện rộng WAN
    Các WAN được thiết kế để:

    ·Hoạt động trên các vùng địa lý rộng lớn.
    ·Cho phép đa truy xuất qua các giao tiếp nối tiếp tốc độ thấp.
    ·Cung cấp kết nối liên tục hay gián đoạn.
    ·Kết nối các thiết bị cách xa nhau, ngay cả khi chúng ở trên các châu lục khác nhau.

    Khi số lượng máy tính sử dụng trong hoạt động kinh tế, xã hội tăng lên, các LAN không còn đủ sức đáp ứng. Trong đó một hệ thống LAN trong mỗi công ty là một ốc đảo điện tử . Cẩn phải có cách thức di chuyển thông tin hiệu quả và nhanh chóng từ nhà kinh doanh này đến nhà kinh doanh khác.
    Giải pháp cho vấn đề là tạo ra một mạng diện rộng WAN. Các mạng WAN nối liền các mạng LAN, qua đó tạo điều kiện truy xuất các máy tính hay các file server ở các vị trí khác nhau. Vì WAN nối mạng trên một vùng địa lý rộng lớn nên người dùng có thể thông tin với nhau từ cự ly rất xa. Vì được kết nối vơi nhau trên các máy tính , máy in và các thiết bị khác trên một mạng WAN có thề thông tin với nhau để chia sẻ tài nguyên và thông tin cũng như truy xuất vào Internet.
    Vài kỹ thuật thông dụng trong WAN:
    ·Các modem nối qua PSTN (Public Switched Telephone).
    ·ISDN (Intergrated Services Digital Network).
    ·DSL (Digital Subcriber Line).
    ·Frame Relay
    ·ATM (Asynchronous Transfer Mode)
    ·Các luồng truyền dẫn dạng T (Mỹ) và E (Châu Âu). VD: T1, E1...
    ·SONET (Synchronuos Optical Network): mạng cáp quang đồng bộ.


    II. Băng thông số

    2.1 Đo lường băng thông số
    Các mạng LAN và WAN luôn có một điểm chung là dùng thuật ngữ băng thông (bandwidth) để mô tả khả năng của chúng. Băng thông là đại lượng đo lường lượng thông tin chạy từ nơi này đến nơi khác trong một thời gian nhất định.
    2.2 Thông lượng dữ liệu trong mối quan hệ với băng thông số
    Thông lượng đề cập đến băng thông được đo lường thực tế tại một thời điểm chỉ định. Trên thực tế thông lượng thường thấp hơn nhiều so với băng thông tối đa có thể của môi trường. một vài yếu tố xác định thông lượng và băng thông bao gồm:
    ·Các thiết bị liên mạng.
    ·Loại dữ liệu được truyền.
    ·Cấu hình mạng (topology).
    ·Số lượng user.
    ·Máy tính làm server
    ·Nguồn điện và các ảnh hưởng ngoại cảnh.
    Khi thiết kế một mạng, điều quan trọng là xem xét băng thông theo lý thuyết. Mạng sẽ không thể nhanh hơn tốc độ môi trường cho phép khi làm việc thực tế trên mạng, cần đo lường thông lượng và quyết định thông lượng có cần cho user hay không.

    2.3 Tính chất quan trọng của băng thông
    ·Trước hết băng thông là hữu hạn. Bất chấp môi trường nào băng thông đều bị giới hạn bởi các nguyên tắc vật lý.

    Ví dụ: Giới hạn băng thông là những gì hạn chế thông lượng của các modem chuẩn đến 56Kbps, do đặc tính vật lý của các dây dẫn điện thoại.

    Băng thông là một phổ từ trường hữu hạn, chỉ có nhiều tần số trong sóng vô tuyến, sóng vi ba và phổ hồng ngoại. Chính vì điều này mà FCC (Rederal Comunication Commission) phân chia để kiểm soát băng thông và đối tượng sử dụng nó. Cáp quang có băng thông ít bị giới hạn hơn. Tuy vậy, những vấn đề kỹ thuật còn tồn tại khiến cho việc thực hiện các mạng băng thông cực cao dùng hoàn toàn cáp quang chỉ mới được phát triển và triền khai gần đây.

    ·Biết được băng thông hoạt động như thế nào và tính hữu hạn của nó, có thể tiết kiệm được nhiều chi phí.
    ·Băng thông và thông lượng là các yếu tố chủ yếu trong quá trình phân tích phẩm chất mạng.
    ·Ngày càng có nhiều phần mềm đa phương tiện yêu cầu nhiều băng thông hơn.

    Mời các bạn tham khảo tiếp :

    Chương II
    MÔ HÌNH OSI
    Trần Mỹ Phúc
    tranmyphuc@hotmail.com
    Hãy add nick để có thông tin đề thi mới nhất :tranmyphuc (Hỗ trợ tối đa cho các bạn tự học)

    Cisco Certs : CCNP (Passed TSHOOT 1000/1000)

    Juniper Certs :
    JNCIP-ENT & JNCIP-SEC
    INSTRUCTORS (No Fee) : CISCO (Professional) , JUNIPER (Professional) , Microsoft ...

    [version 4.0] Ôn tập CCNA



  • #2
    Chương II
    MÔ HÌNH OSI

    I. Mô hình thông tin tổng quát

    1.1 Nguồn đích và các gói dữ liệu

    Mức thông tin cơ bản nhất của máy tính là các ký số nhị phân, hay các bit (0 hay 1). Tuy nhiên, các máy tính gửi một hay hai bit thông tin, sẽ không hữu hiệu, vì vậy các nhóm byte, kilobyte, megabyte và gigabyte là cần thiết. Để cho các máy tính gửi thông tin xuyên qua một mạng, tất cả các hoạt động truyền tin trên một mạng đều xuất phát từ một nguồn, sau đó di chuyển đến một đích.
    Thông tin di chuyển trong một mạng, được tham chiếu đến như là dữ liệu, gói hay gói dữ liệu. Một gói dữ liệu là một đơn vị thông tin được nhóm lại theo luận lý, và di chuyển giữa các hệ thống máy tính. Bao gồm đó là thông tin về nguồn tin cùng với các phần tử khác cần thiết để thực hiện một hoạt động truyền tin cậy với thiết bị đích. Địa chỉ nguồn trong một gói tin chỉ ra danh định của máy tính gửi gói tin này. Địa chỉ đích chỉ ra danh định của máy tính sau cùng tiếp nhận gói tin.
    1.2 Môi trường truyền dẫn

    Trong lập mạng, môi trường (Medium) là một miền vật chất mà qua đó các gói dữ liệu di chuyển. Nó có thể là:
    ·Các dây điện thoại
    ·Cáp UTP loại 5
    ·Cáp đồng trục
    ·
    Sợi quang

    1.3 Giao thức

    Để các gói dữ liệu có thể di chuyển từ nguồn đến đích trên một mạng, điều quan trọng nhất là tất cả các thiết bị trên mạng phải nói chung một ngôn ngữ hay giao thức. Một giao thức là một tập hợp các quy định giúp thực hiện hoạt động thông tin trên mạng hiệu quả hơn.
    Một định nghĩa mang tính kỹ thuật cho giao thức truyền số liệu là: Một tập quy định, hay một sự thống nhất, xác định khuôn dạng và sự truyền dữ liệu. Lớp n trên một máy tính thông tin với lớp n trên một máy tính khác. Các quy định và tiêu chuẩn được dùng trong hoạt động thông tin này được tập hợp lại và được gọi là giao thức lớp n.



    II. Mô hình tham chiếu OSI

    2.1 Mục đích

    Mô hình tham chiếu OSI là mô hình chủ yếu cho các hoạt động thông tin trên mạng. Mặc dù đã có những mô hình khác, nhưng hầu hết các nhà chế tạo ngày nay đều tạo ra các sản phẩm của họ trên cơ sở tham chiếu đến mô hình OSI, đặc biệt khi họ muốn phổ biến sản phẩm của mình cho số đông khách hàng. Họ xem mô hình là công cụ tốt nhất có sẵn để huấn luyện mọi người xung quanh về việc truyền và nhận dữ liệu trên một mạng.
    Mô hình tham chiếu OSI cho phép nhận ra được các chức năng mạng đang diễn ra tại mỗi lớp. Quan trọng hơn mô hình tham chiếu OSI là một khuôn mẫu giúp hiểu thông tin di chuyển xuyên qua một mạng như thế nào.



    Trong mô hình tham chiếu OSI, có bảy lớp mỗi lớp mô tả một phần chức năng mạng. Sự tách biệt các chức năng lập mạng gọi là sự phân lớp (layering). Chia mạng thành 7 lớp đem đến các ưu điểm sau:
    ·Tách hoạt động thông tin mạng thành những phần nhỏ hơn, đơn giản hơn.
    ·Nó chuẩn hoá các thành phần mạng để cho phép phát triển một mạng từ nhiều nhà cung cấp sản phẩm.
    ·Cho phép các loại phần cứng và phần mềm mạng khác nhau thông tin được với nhau.
    ·Ngăn chặn được tình trạng sự thay đổi của một lớp làm ảnh hưởng đến lớp khác, như vậy chúng có thể phát triển nhanh chóng hơn.
    ·Nó chia hoạt động thông tin mạng thành các phần nhỏ hơn làm cho việc học trở nên dễ hiểu hơn.

    2.2 7 lớp của mô hình OSI

    Cá nhân mỗi lớp trong mô hình OSI có một tập các chức năng cần phải thực hiện để cho các gói dữ liệu di chuyển từ nguồn đến đích. Dưới đây là mô tả tổng quát mỗi lớp trong mô hình:

    Lớp 7: Lớp ứng dụng (Application layer)
    Lớp ứng dụng là lớp gần gũi với người dùng hơn hết, nó cung cấp các dịch vụ mạng cho cho các ứng dụng của người dùng. Nó khác với các lớp khác ở chỗ không cung cấp các dịch vụ cho bất kỳ lớp nào. Nó chỉ cung cấp các dịch vụ cho các ứng dụng nằm bên ngoài mô hình OSI. Các chương trình ứng dụng như: chương trình xử lý bảng tính, các chương trình xử lý văn bản, các chương trình dầu cuối…Lớp ứng dụng thiết lập tính sẵn sàng cho các đối tượng thông tin, đồng bộ hoá và thiết lập tính nhất quán trên các thủ tục khắc phục lỗi và kiểm soát toàn vẹn dữ liệu.

    Lớp 6: Lớp trình bày (Presentation layer)
    Lớp trình bày đảm bảo thông tin mà lớp ứng dụng của một hệ thống dầu cuối gửi đi lớp ứng dụng của hệ thống khác có thể đọc được. Nếu cần lớp trình bày thông dịch giữa nhiều dạng dữ liệu khác nhau thông qua một dạng chung.

    Lớp 5: Lớp phiên (Session layer)
    Như bao hàm trong tên của lớp, lớp phiên thiết lập, quản lý, và kết thúc các phiên thông tin giữa hai chủ thể truyền nhận. Lớp phiên cung cấp các dịch vụ của nó cho lớp trình bày. Nó cũng đồng bộ hội thoại giữa hai lớp trình bày của hai host và quản lý các cuộc trao đổi dữ liệu giữa chúng. Bên cạnh sự điều khiển phiên làm việc, lớp phiên còn chuẩn bị những thứ cần thiết cho truyền dữ liệu hiệu quả, phần lớp dịch vụ, và thông báo mở rộng các sự cố của lớp phiên, lớp trình bày và lớp ứng dụng.

    Lớp 4: Lớp vận chuyển (Transport layer)
    Lớp vận chuyển phân đoạn dữ liệu từ hệ thống host truyền và tái thiết lập dữ liệu vào một luồng dữ liệu tại hệ thống host nhận. Ranh giới giữa lớp ứng dụng và lớp phiên có thể được xem như giao thức ứng dụng (Application Protocol) và giao thức luồng dữ liệu (data flow protocol). Trong khi các lớp ứng dụng, lớp trình bày và lớp phiên liên quan mật thiết đến ừng dụng, thì bốn lớp dưới lại liên quan đến việc truyền dữ liệu.
    Lớp vận chuyển cố gắng cung cấp một dịch vụ vận chuyển dữ liệu, tạo nên một dải ngăn cách bảo vệ các lớp trên tránh cá chi tiết hiện thực vận chuyển bên dưới. Đặc biệt, các vấn đề như làm thế nào vận chuyển giữa hai host thật sự tin cậy là trách nhiệm liên quan đến lớp vận chuyển. Trong việc cung cấp dịch vụ truyền tin, lớp vận chuyển thiết lập, duy trì, và kết thúc tốt đẹp các mạch ảo. Trong việc cung cấp các dịch vụ tin cậy, sự phát hiện lỗi, khắc phục lỗi cũng như điều khiển luồng thông tin đều đựoc sử dụng triệt để.

    Lớp 3: Lớp mạng (Network layer)
    Lớp mạng là một lớp phức tạp nó cung cấp kết nối và chon lựa đường dẫn giữa hai hệ thống host toạ lạc trên các mạng tách biệt về mặt địa lý.

    Lớp 2: Lớp liên kết dữ liệu (Data link layer)
    Lớp liên kết dữ liệu cung cấp khả năng chuyển dữ liệu tin cậy xuyên qua một liên kết vật lý. Trong khi làm công việc này, lớp liên kết dữ liệu gắn liền với lược đồ đánh địa chỉ vật lý, cấu hình mạng, truy xuất mạng, thông báo lỗi, thứ tự phân phối Frame, và điều khiển luồng.

    Lớp 1: Lớp vật lý (Phisical layer)
    Lớp vật lý định nghĩa các quy cách về điện, cơ, thủ tục và các đặc tả chức năng để kích hoạt, duy trì và dừng một liên kết vật lý giữa các hệ thống đầu cuối. Các đặc trưng như các mức điện áp, định thời thay đổi điện áp, tốc độ chuyển dữ liệu vật lý, cự li truyền tối đa, các đầu nối vật lý và những thuộc tính tương tự khác đều được định nghĩa bởi các đặc tả lớp vật lý.

    2.3 Sự đóng gói

    Tất cả các hoạt động truyền tin trên mạng đều bắt đầu từ một nguồn và nhắm đến một đích, thông tin được gửi lên mạng được tham khảo đến như là dữ liệu hay là các gói dữ liệu. Hai máy tính muốn gửi dữ liệu cho nhau, truớc hết dữ liệu phải được đóng gói bởi một quá trình gọi là đóng gói (encapsulation)
    Hoạt động đóng gói sẽ gói dữ liệu cùng với các thông tin giao thức cần thiết trước khi chuyển đi. Do đó, khi dữ liệu chuyển xuống xuyên qua các lớp của mô hình OSI, nó tiếp nhận các header, các trailer, và các thông tin khác (header có nghĩa là các thông tin địa chỉ được thêm vào).



    Năm bước đóng gói dữ liệu:
    1. Xây dựng dữ liệu: Khi một user gửi một bức thư, các ký tự alphabet được chuyển đổi thành dạng dữ liệu có thể di chuyển xuyên qua liên mạng.
    2. Gói dữ liệu để vận chuyển đầu cuối đến đầu cuối: dữ liệu được đóng gói để vận chuyển qua liên mạng. Bằng cách dùng các phân đoạn dữ liệu (segment), chức năng vận chuyển đảm bảo rằng các chủ của thông điệp tại cả hai đầu cuối của hệ thông email có thể liên lạc một cách tin cậy
    3. Gắn địa chỉ mạng vào header: dữ liệu được đặt trong một gói (packet) hay datagram chứa một header mạng với các địa chỉ luận lý của nguồn và đích. Các điạ chỉ này giúp các thiết bị mạng gửi gói dữ liệu qua mạng dọc theo đường dẫn đã chọn.
    4. Gắn địa chỉ cục bộ vào vào header liên kết dữ liệu: mỗi thiết bị mạng phải đặt gói vào trong một frame. Frame cho phép kết nối đến thiết bị mạng kế tiếp được nối trực tiếp trên liên kết. Mỗi thiết bị mạng trên đường dẫn mạng đã chọn yêu cầu đóng frame để nó kết nối được đến thiết bị kế tiếp.
    5. Chuyển đổi thành các bit để truyền: frame phải được chuyển đổi thành các mẫu bit 1 và 0 để truyền trên môi trường. Một chức năng đồng bộ (clocking) cho phép các thiết bị phân biệt các bit này khi chúng di chuyển qua môi trường. Môi trường trên liên mạng về mặt vật lý có thể thay đổi dọc theo đường dẫn .
    Ví dụ: Thông điệp email có thể bắt nguồn từ một LAN, xuyên qua một backbone của khuôn viên doanh nghiệp, đi ra các liên kết WAN cho đến khi đạt đến đích của nó trên một LAN khác ở xa. Các header và trailer đựoc thêm vào khi dữ liệu di chuyển xuống các lớp của mô hình OSI.

    Còn tiếp !!!...
    Các bạn theo dõi tiếp phần
    III. So sánh mô hình OSI và mô hình TCP/IP
    Trần Mỹ Phúc
    tranmyphuc@hotmail.com
    Hãy add nick để có thông tin đề thi mới nhất :tranmyphuc (Hỗ trợ tối đa cho các bạn tự học)

    Cisco Certs : CCNP (Passed TSHOOT 1000/1000)

    Juniper Certs :
    JNCIP-ENT & JNCIP-SEC
    INSTRUCTORS (No Fee) : CISCO (Professional) , JUNIPER (Professional) , Microsoft ...

    [version 4.0] Ôn tập CCNA


    Comment


    • #3
      Chương III
      Các mạng cục bộ LAN

      I. Những kỹ thuật và thiết bị LAN

      Những đặc điểm chính của mạng LAN là:
      ·Mạng hoạt động trong phạm vi một toà nhà hay một tầng của một toà nhà
      ·LAN cung cấp kết nối đồng thời nhiều thiết bị để bàn với phương tiện truyền có băng thông cao.
      ·Theo định nghĩa, mạng LAN nối kết các máy tính và các dịch vụ đến phương tiện truyền chung ở lớp 1. Những thiết bị LAN bao gồm:



      ·Bridge nối nhiều đoạn LAN với nhau và giúp lọc tải trên mạng.
      ·HUB tập trung các đầu nối của LAN và cho phép dùng cáp đồng xoắn đôi làm phương tiện truyền.
      ·Ethernet Switch cung cấp chế độ thông tin song công hoàn toàn, băng thông được gán cố định cho các segment hoặc cho tải của các máy đầu cuối để bàn.
      ·Router cung cấp nhiều dịch vụ, gồm hoạt động liên mạng và điều khiển quảng bá.

      Ba kỹ thuật LAN đại diện cho tất cả các mạng LAN được triển khai là:





      Trên một mạng LAN, lớp vật lý cung cấp phương tiện truy cập vào phương tiện truyền thông mạng. Lớp datalink hỗ trợ việc truyền thông qua vài kiểu liên kết dữ liệu, như môi trường Ethernet/IEEE 802.3.

      II. Đa truy xuất cảm nhận sóng mang có phát hiện xung đột (CSMA/CD)

      Trên mạng Ethernet, ở một thời điểm chỉ một hoạt động truyền được phép. Mạng Ethernet đựoc xem như mạng đa truy xuất cảm nhận sóng mạng có phát hiện xung đột. Điều này có nghĩa là hoạt động truyền của một node đi qua toàn bộ mạng và được mọi node tiếp nhận và kiểm tra. Khi tín hiệu đi đến đoạn cuối mạng, thiết bị kết cuối (terminator) hấp thụ để ngăn chặn sự phản hồi ngược lại trên đoạn mạng.
      Khi một máy trạm muốn truyền tín hiệu, máy trạm sẽ kiểm tra trên mạng để xác định xem có một máy trạm khác phát hiện đang truyền thông.
      Nếu mạng không bị bận, máy trạm sẽ thực hiện việc truyền. Trong lúc đang gửi tín hiệu máy trạm sẽ kiểm tra mạng để đảm bảo không có máy khác đang truyền và thời điểm đó. Có khả năng hai máy trạm cùng xác định mạng không bị bận và sẽ truyền vào thời điểm xấp xỉ nhau. Nếu điều này sảy ra sẽ gây ra một xung đột.
      Khi một node đang truyền mà phát hiện xung đột, node đó truyền đi một tín hiệu nhồi (jam signal) nhấn mạnh thêm xung đột đủ lâu để tất cả các node khác nhận ra. Tất cả node khác đang truyền sẽ ngưng việc gửi frame trong một thời gian được chon ngẫu nhiên trước khi cố gắng gửi lại. Nếu lần gửi kế tiếp cũng dẫn đến kết quả xung đột, node đó sẽ gửi lại và số lần gửi là 15 lần trước khi bỏ hẳn việc gửi. Các đồng hồ chỉ định hoạt động cho các bộ định thời quay lui lại các máy khác nhau là khác nhau, một máy trạm sẽ thực hiện lần gửi kế thành công.

      III. Sự đánh địa chỉ luận lý (IP)



      Ở bất kỳ hệ thống mạng nào cũng có, đó là quá trình cung cấp thông tin để định vị các hệ thống máy tính riêng biệt trên mạng. Những lược đồ định địa chỉ khác nhau đã được dùng cho mục đích này, tuỳ thuộc vào họ giao thức dùng. Ví dụ như: sự định địa chỉ của Apple Talk khác với định địa chỉ TCP/IP, định địa chỉ TCP/IP khác với IPX.



      Hai kiểu định địa chỉ quan trọng là định địa chỉ lớp datalink và định địa chỉ lớp network. Địa chỉ lớp datalink, còn gọi là địa chỉ phần cứng vật lý hay địa chỉ MAC, là địa chỉ duy nhất tiêu biểu cho mỗi kết nối mạng. Thực tế, trong hầu hết mạng LAN, các địa chỉ lớp datalink đều nằm trên card giao tiếp mạng (NIC). Bởi vì một hệ thống máy tính thông thường chỉ có một nối kết mạng vật lý, nên nó cũng chỉ có một địa chỉ lớp datalink. Còn Router và các hệ thống khác được nối đến nhiều mạng vật lý nên có nhiều địa chỉ lớp datalink.
      Địa chỉ lớp network tồn tại ở lớp 3 của mô hình OSI. Không giống như địa chỉ lớp datalink là kiểu luôn tồn tại trong không gian địa chỉ phẳng, địa chỉ lớp network thường được phân cấp.

      Các lớp địa chỉ IP
      Có 3 lớp địa chỉ IP được sắp sếp bởi American Registry for Internet Number (ARIN). Chúng là các lớp A, B và C. Hiện nay dành địa chỉ lớp A cho các tổ chức và chính phủ trên thế giới, địa chỉ lớp B cho các công ty trung bình. Tất cả các đối tượng khác có yêu cầu thì dùng lớp C.

      Lớp A:
      Khi được viết duới dạng nhị phân, bit đầu tiên của địa chỉ lớp A luôn là 0. Ví dụ 124.95.44.15. Octet đầu tiên, 124 là chỉ số mạng được gán bởi ARIN. Các người quản trị mạng bên trong mạng tự gán 24 bit còn lại, Một phương pháp dễ nhận biết một thiết bị có phải là thành phần của của mạng lớp A hay không là xem Octet đầu tiên trong trong địa chỉ IP của nó, sẽ nằm trong dải từ 0-126 (127 bắt đầu bằng 1 bit 0, nhưng đã dành cho những mục đích đặc biệt)
      Tất cả các địa chỉ IP lớp A chỉ dùng 8 bit đầu tiên để định danh phần mạng của địa chỉ. 3 Octet còn lại có thể được dùng cho phần host của địa chỉ. Mỗi mạng dùng mộ địa chỉ lớp A có thể gán đến (224-2) hay 16.777.214 địa chỉ IP cho các thiết bị gắn vào mạng.

      Lớp B:
      Hai bit đầu tiên của mộ địa chỉ lớp B luôn là 10. Ví dụ 151.10.13.28. hai Octet đầu tiên nhận diện chỉ số mạng được gán bởi ARIN. Các người quản trị mạng gán 16 bit còn lại. Một cách dễ nhận biết một thiết bị mạng có phải là thành phần của mạng lớp B hay không là xem octet đầu tiên có trong địa chỉ IP của nó. Các địa chỉ IP lớp B luôn có giá trị nằm trong khoảng từ 128 đến 191 trong Octet đầu tiên.
      Tất cả các địa chỉ chỉ IP lớp B dùng 16 bit đầu tiên để nhận dạng phần mạng của địa chỉ. 2 Octet còn lại của địa chỉ IP có thể được dùng cho phần host của địa chỉ. Mỗi mạng dùng địa chỉ IP lớp B có thể gán đến (216-2) hay 65.534 địa chỉ chỉ cho các thiết bị gắn vào mạng.

      Lớp C:
      Ba bit đầu tiên của các địa chỉ lớp C luôn là 100. Ví dụ 192.168.0.2. Ba Octet đầu tiên nhận dạng chỉ số mạng được gán bởi ARIN. Các người quản trị mạng tự gán 8 bit còn lại. Một cách để nhận biết một thiết bị có thuộc mạng lớp C hay không là xem Octet đầu tiên trong địa chỉ IP của nó. Các địa chỉ lớp C luôn có giá trị từ 192 đến 223 trong Octet đầu tiên.
      Tất cả các địa chỉ IP lớp C dùng 24 bit đầu tiên để nhận dạng phần mạng của địa chỉ. Chỉ có Octet cuối cùng của địa chỉ IP lớp C là có thể được dùng cho phần host của địa chỉ. Mỗi mạng dùng địa chỉ lớp C có thể gán đến (28-2) hay 254 địa chỉ IP cho các thiết bị gắn vào mạng.

      IV. Đánh địa chỉ MAC

      Để nhiều máy trạm cùng chia sẻ môi trường truyền thông của mạng, mà mỗi máy vẫn được nhận diện riêng, lớp con MAC định ra những địa chỉ liên kết dữ liệu hay địa chỉ phần cứng được gọi là địa chỉ MAC. Mỗi giao tiếp LAN có một địa chỉ MAC duy nhất. Trong hầu hết các card giao tiếp mạng (NIC), địa chỉ MAC được ghi trên ROM. Mỗi khi card mạng khởi động, địa chỉ này được chép vào RAM.
      Trước khi các thiết bị nối trực tiếp trên cùng LAN trao đổi một frame dữ liệu, thiết bị gửi phải có địa chỉ MAC của thiết bị đích. Máy gửi sử dụng giao thức ARP (Address Resolution Protocol) để xác định địa chỉ MAC của máy cần gửi.

      (Hết chương III và phần A)

      Mời các bạn xem tiếp
      Phần B: Mạng LAN ảo (Virtual LAN)
      Chương I
      Virtual LAN
      Trần Mỹ Phúc
      tranmyphuc@hotmail.com
      Hãy add nick để có thông tin đề thi mới nhất :tranmyphuc (Hỗ trợ tối đa cho các bạn tự học)

      Cisco Certs : CCNP (Passed TSHOOT 1000/1000)

      Juniper Certs :
      JNCIP-ENT & JNCIP-SEC
      INSTRUCTORS (No Fee) : CISCO (Professional) , JUNIPER (Professional) , Microsoft ...

      [version 4.0] Ôn tập CCNA


      Comment

      Working...
      X