• If this is your first visit, be sure to check out the FAQ by clicking the link above. You may have to register before you can post: click the register link above to proceed. To start viewing messages, select the forum that you want to visit from the selection below.
Xin chào ! Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với diễn đàn, xin vui lòng danh ra một phút bấm vào đây để đăng kí và tham gia thảo luận cùng VnPro.

Announcement

Collapse
No announcement yet.

[tiếng việt] Giới thiệu tổng quan và cấu hình chi tiết SSH

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • [tiếng việt] Giới thiệu tổng quan và cấu hình chi tiết SSH

    Giới thiệu tổng quan và cấu hình chi tiết SSH

    Tác giả : Anh Phạm Công Lý

    Tài liệu tham khảo
    [1]OReilly.Network.Security.Hacks.eBook-DDU
    [2]OReilly.SSH.The.Secure.Shell.The.Definitive.Guide. 2nd.Edition.May.2005.eBook-DDU
    [3]OReilly.Network.Security.Tools.Apr.2005.eBook-LiB
    [4] Cryptography and Network Security
    [5]SCS : http://www.ssh.com
    [6] Từ điển bách khoa toàn thư mở Wikipedia: http://www.wikipedia.com
    [7] RFC 4254
    [8] http://www.unix.org.ua/orelly/networking_2ndEd/ssh
    [9]http://www.openssh.com
    [10] http://www.openbsd.org

    Mời các bạn tham khảo đề cương dưới đây :

    Chương 1: LÝ THUYẾT AN TOÀN MẠNG

    1.1. Các rủi ro đối với một hệ thống mạng
    1.2. Các bước tấn công vào một hệ thống mạng
    1.2.1. Tiến trình thu thập thông tin:
    1.2.2. Tiến trình truy cập ban đầu
    1.2.3. Leo thang phân quyền
    1.2.4. Tiến trình che đậy dấu vết:
    1.3. Các nguy cơ bị tấn công khi sử dụng TELNET

    Chương 2: GIỚI THIỆU SSH

    2.1. Giao thức SSH là gì?
    2.2. Lịch sử phát triển các phiên bản SSH

    Chương 3: BÊN TRONG GIAO THỨC SSH

    3.1. Tổng quan về các đặc điểm của SSH
    3.1.1. Tính bí mật (Privacy)
    3.1.2. Tính toàn vẹn (Integrity)
    3.1.3. Chứng minh xác thực (authentication)
    3.1.4. Việc cấp giấy phép
    3.1.5. Chuyển tiếp (forwarding) hoặc tạo đường hầm (tunneling)
    3.2. Kiến trúc chung của một hệ thống SSH
    3.3. Bên trong SSH-2 :
    3.3.1. Tóm tăt cơ chế hoạt động của SSH-2
    3.3.2. Giao thức lớp vận chuyển SSH (SSH-TRANS)
    3.3.3. Giao thức chứng thực SSH (SSH_AUTH)
    3.3.4. Giao thức kết nối SSH-CONN
    3.4. Bên trong SSH-1
    3.5. Giới thiệu các thuật toán sử dụng trong SSH
    3.5.1. Những thuật toán khoá công khai
    3.5.2. Những thuật toán khoá bí mật
    3.5.3. Những hàm băm
    3.6. Các mối đe doạ mà SSH có thể đánh trả
    3.6.1. Eavesdropping
    3.6.2. Dịch vụ đặt tên và giả mạo IP
    3.6.3. Chiếm đoạt kết nối
    3.6.4. Các kiểu tấn công Man-in-the-Middle
    3.7. Các mối đe doạ mà SSH không thể ngăn cản
    3.7.1. Phá mật khẩu
    3.7.2. IP và các kiểu tấn công TCP
    3.7.3. Phân tích đường truyền
    3.7.4. Covert Channels (kênh biến đổi)
    3.7.5. Sự cẩu thả

    Chương 4: TÌM HIÊU VÀ NHẬN XÉT VỀ MỘT SỐ ỨNG DỤNG SSH


    4.1. Tổng quan về ứng dụng SSH trong thực tế
    4.2. Tìm hiểu về cách cấu hình thiết lập một hệ thống sử dụng SSH.
    4.2.1. Cách cấu hình server
    4.2.2. Cách cấu hình PuTTY client chạy trên Window
    4.3. Cấu hình SSH trên Cisco Router


    Last edited by tranmyphuc; 22-01-2008, 09:32 PM.
    Trần Mỹ Phúc
    tranmyphuc@hotmail.com
    Hãy add nick để có thông tin đề thi mới nhất :tranmyphuc (Hỗ trợ tối đa cho các bạn tự học)

    Cisco Certs : CCNP (Passed TSHOOT 1000/1000)

    Juniper Certs :
    JNCIP-ENT & JNCIP-SEC
    INSTRUCTORS (No Fee) : CISCO (Professional) , JUNIPER (Professional) , Microsoft ...

    [version 4.0] Ôn tập CCNA



  • #2
    Chương 1: LÝ THUYẾT AN TOÀN MẠNG

    1.1.Các rủi ro đối với một hệ thống mạng


    Một hệ thống mạng được kết nối với Internet sẽ có rất nhiều nguy cơ bị tấn công. Khi dữ liệu được truyền đi trên mạng, nhiều khả năng sẽ bị Hacker( là những người có hiểu biết sâu về tin học và có những kỹ năng tốt nhưng lại có những hành vi làm tổn hại người khác) đọc trộm dữ liệu. Khi một hệ thống liên lạc với nhau thông qua địa chỉ để truyền nhận dữ liệu cũng dễ bị Hacker giả danh để lấy dữ liệu hoặc những vấn đề về Virus,…có còn nhiều nguy cơ khác nữa khiến cho một hệ thống mạng của chúng ta trở nên không an toàn nghĩa là hệ thống của chúng ta có thể bị tấn công bằng nhiều hình thức khác nhau.Sau đây là một số hình thức tấn công thường gặp:

    §Giả địa chỉ - là một kiểu tấn công mà kẻ tấn công đóng vai một hệ thống hợp pháp bằng cách đánh cấp địa chỉ sau đó giả làm nạn nhân đã bị đánh cắp để lấy dữ liệu mà những đầu liên lạc phía bên kia gứi tới.

    §Adware – phần mềm tích hợp trong quảng cáo. Nó có thể không có hại, mà cũng có thể thu thập dữ liệu của người sử dụng hay máy tính của người sử dụng và chuyển nó về cho người quảng cáo nó.

    §Sự xác nhận – hành động để bảo đảm rằng một người hay một hệ thống đang cố gắng truy cập một hệ thống được xác nhận đúng quyền.

    §Cracker – một người nào đó thâm nhập vào máy tính, thường là do thích thú hay ý đồ chính trị và đôi khi vì lý do tài chính. Cracking là hành động thâm nhập vào máy tính.

    §Mật mã hóa – tiếntrình chuyển đổi thông tin sang một mã bí mật, gọi là cipher text, bằng một giải thuật mã hóa. Dịch vụ mật mã hóa có thể cung cấp tính bảo mật, toàn vẹn, xác thực và không thể từ chối.

    §Cybercrime – một thuật ngữ tổng hợp được dùng để mô tả một dãy tấn công được tạo ra để chống lại một tổ chức bằng các phương tiện điện tử.

    §Từ chối dịch vụ - tiến trình mà qua đó các người sử dụng hợp pháp, các khách hàng, client hay các máy tính khác bị ngăn chặn khỏi việc truy cập tài nguyên trên một máy tính do một thành phần thứ 3 không được xác nhận. Điều này được thực hiện bằng cách làm tràn ngặp máy tính do các yêu cầu giả, hay giả các yêu cầu hợp pháp.( Ví dụ như DDoS)

    §Hacker – nguồn gốc là để mô tả một người nào đó có hiểu biết rất sâu về máy tính và kỹ năng tốt và khả năng lập trình.

    §Mã độc – là thuật ngữ cho một virus, các applet hostile hoặc đoạn mã được tải về từ web server hay gửi trực tiếp từ một hệ thống này đến một hệ thống khác.

    §Spyware – phần mềm để giám sát một máy tính được sử dụng như thế nào và gửi báo cáo đến một máy tính khác qua internet. Các chương trình spyware được tạo ra để ghi lại số thẻ tín dụng hay toàn bộ username và password. Spyware cũng được dùng để khởi động một cuộc tấn công từ chối dịch vụ.

    §Trojan – là một dạng virus, các chương trình chạy âm thầm để xóa file hay làm xáo trộn nội dung của chúng. Hơn nữa chúng còn cho phép máy tính bị điều khiển từ xa, bằng việc cung cấp cho ai đó truy cập file hay ứng dụng.

    §Worm – là virus thuần túy về mạng. Chúng được thiết kế để khám phá và phát hiện các điểm yếu trong một mạng máy tính để lan truyền chính chúng từ máy này sang máy khác
    .

    1.2.Các bước tấn công vào một hệ thống mạng


    Thông thường, một quá trình tấn công vào một hệ thống mạng trải qua 4 bước:
    vThu thập thông tin
    vTruy cập ban đầu
    vThực hiện leo quyền
    vPhi tang dấu vết

    1.2.1.Tiến trình thu thập thông tin:
    üBước đầu tiên trong thu thập thông tin là kiếm được một đích để tấn công. Một hacker có thể chọn một người hay công ty để tấn công, hoặc tìm kiếm một đối tượng không được bảo vệ trên internet mà dễ dàng tấn công. Số lượng thông tin có giá trị của người sử dụng internet có liên quan đến mức độ ta sử dụng internet. Nghĩa là lướt web càng nhiều càng dễ bị tấn công. Nếu ta có một tên miền hay một web site, hay một địa chỉ mail cho mục đích công cộng.
    üNếu không tìm được một đích rõ ràng thì hacker cũng có rất nhiều công cụ hỗ trợ cho việc quét các đích ngắm có thể có trên internet. Các đơn giản nhất làm sử dụng lệnh ping, quét rất nhanh hàng ngàn máy tính. Đều này cho biết một máy tính có tồn tại trên mạng không.
    üPort Scan thì nâng cao hơn và thường được thực hiện trên máy tính riêng lẽ. Một Port Scan có thể cho hacker biết rằng dịch vụ nào đang hoạt động, HTTP hay FTP. Mỗi một dịch vụ đang hoạt động cung cấp một điểm đi vào

    1.2.2.Tiến trình truy cập ban đầu
    Các hacker khai thác tối đa các sơ hở tìm thấy trong giai đoạn thu thập thông tin và thiết lập một điểm “đi vào” vào trong máy tính

    1.2.3.Leo thang phân quyền
    Một khi đã kết nối được đến một máy tính, bước kế tiếp là đạt được điều khiển càng nhiều càng tốt Các hacker cố gắng đạt được quyền quản trị đến máy tính. Điểm mấu chốt là thu thập được quyền quản trị - thường là mật khẩu. Hacker cố gắng tải về file chứa mật khẩu và giải mã nó.
    Một cách khác là đặt một trojan horse vào máy tính đó. Nếu một hacker có thể đặt một chương trình như Back Orifice, Subseven, hay NetBus trên một máy tính và chạy nó.
    Các trojan horse khác có thể ghi lại các keystroke để bắt các mật khẩu và dữ liệu nhạy cảm. NPF cung cấp 2 mức bảo vệ để chống lại trojan horse.

    1.2.4.Tiến trình che đậy dấu vết:
    Khi hacker chiếm được điều khiển một máy tính ở một mức nào đó, nhiệm vụ là che dấu mọi dấu vết. Nếu ta chưa phát hiện một hacker đã thỏa hiệp mới máy tính rồi, thì ta không thể từng bước ngừng các hành động này. Trên các máy sử dụng hệ điều hành Windows 2000/XP, các haker cố tắt việc kiểm tra và thay đổi hoặc xóa đi các log file ghi sự kiện. Trên các hệ điều hành, các hacker có thể ẩn đi các file để truy cập lần sau. Trong trường hợp cực đoan, các hacker có thể format ổ đĩa cứng để tránh bị nhận dạng.

    1.3.Các nguy cơ bị tấn công khi sử dụng TELNET

    Ngày nay rất nhiều người có nhiều tài khoản máy tính. Nếu cũng bạn hiểu biết về user, bạn phải có một tài khoản cá nhân với một nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP), một tài khoản làm việc trên mạng nội bộ chủ, và một hoặc nhiều máy tính cá nhân tại nhà. Bạn cũng phải được cho phép sử dụng những tài khoản khác của chính gia đình hoặc bạn bè của bạn.
    Nếu bạn có nhiều tài khoản, tự nhiên bạn sẽ muốn kết nối giữa chúng. Ví dụ như bạn muốn chép file giữa nhiều máy tính thông qua mạng, đăng nhập vào một tài khoản rất xa từ một máy khác, hoặc truyền dòng lệnh đến một máy tính ở xa để thực hiện. Có nhiều chương trình khác nhau đã tồn tại để phục vụ cho những mục đích đó như là FTP và RCP để truyền file, TELNET và RLOGIN để đăng nhập từ xa, và RSH để thực hiện lệnh từ xa.

    TELNET là một tiềm ẩn cho hacker. Trên các máy tính không được bảo vệ, các port không được dùng đáp ứng rằng chúng đã bị đóng, điều này cũng cho hacker biết rằng máy tính vẫn đang tồn tại. giao thức mạng (network protocol) được dùng trên các kết nối với Internet hoặc các kết nối tại mạng máy tính cục bộ LAN.

    TELNET thường được dùng để cung cấp những phiên giao dịch đăng nhập, giữa các máy trên mạng Internet, dùng dòng lệnh có tính định hướng người dùng. Tên của nó có nguồn gốc từ hai chữ tiếng Anh "telephone network" (mạng điện thoại), vì chương trình phần mềm được thiết kế, tạo cảm giác như một thiết bị cuối được gắn vào một máy tính khác. Đối với sự mở rộng của giao thức, chữ "telnet" còn ám chỉ đến một chương trình ứng dụng, phần người dùng của giao thức - hay còn gọi là trình khách (clients). Trong bao nhiêu năm qua, TELNET vốn được cài đặt sẵn trong hầu hết các hệ điều hành Unix và cả trên Window.
    Trên rất nhiều hệ thống, chương trình ứng dụng "telnet" còn được dùng trong những phiên giao dịch tương tác TCP ở dạng sơ đẳng (interactive raw-TCP sessions), và còn được dùng để thông nối với những dịch vụ trên các máy chủ POP3, mà không cần đến những trình khách chuyên dụng. Cụm từ tiếng Anh "to telnet" còn được dùng như là một động từ, có nghĩa là "thành lập" hoặc "sử dụng", một kết nối dùng giao thức TELNET.
    Nếu bạn truyền một file nhạy cảm thông qua Internet, có khả năng một kẻ xấu có thể chặn lại và đọc dữ liệu. Thậm chí, nếu bạn đăng nhập vào một máy tính từ xa khác bằng việc sử dụng một chương trình như TELNET, username và password của bạn có thể bị lộ khi chúng được truyền trên mạng.
    Làm sao để ngăn chặn những vấn đề nghiêm trọng đó?. Bạn có thể cài một firewall, hoặc bạn có thể dùng nhiều giải pháp khác nhau với độ phức tạp và giá thành khác nhau nhưng có lẽ phương pháp hiệu quả và an toàn nhất là Bạn có thể dùng một chương trình mã hoá để chuyển dữ liệu thành một đoạn code bí mật mà không ai có thể đọc được. SSH đã ra đời để thực hiện công việc đó.

    (Hết chương 1)... Mời các bạn đón xem Chương 2

    Trần Mỹ Phúc
    tranmyphuc@hotmail.com
    Hãy add nick để có thông tin đề thi mới nhất :tranmyphuc (Hỗ trợ tối đa cho các bạn tự học)

    Cisco Certs : CCNP (Passed TSHOOT 1000/1000)

    Juniper Certs :
    JNCIP-ENT & JNCIP-SEC
    INSTRUCTORS (No Fee) : CISCO (Professional) , JUNIPER (Professional) , Microsoft ...

    [version 4.0] Ôn tập CCNA


    Comment


    • #3
      Chương 2: GIỚI THIỆU SSH

      2.1.Giao thức SSH là gì?

      SSH (tiếng Anh: Secure Shell) là một giao thức mạng dùng để thiết lập kết nối mạng một cách bảo mật. SSH hoạt động ở lớp trên trong mô hình phân lớp TCP/IP. Các công cụ SSH (như là OpenSSH, PuTTy,...) cung cấp cho người dùng cách thức để thiết lập kết nối mạng được mã hoá để tạo một kênh kết nối riêng tư. Hơn nữa tính năng tunneling (hoặc còn gọi là port forwarding) của các công cụ này cho phép chuyển tải các giao vận theo các giao thức khác. Do vậy có thể thấy khi xây dựng một hệ thống mạng dựa trên SSH, chúng ta sẽ có một hệ thống mạng riêng ảo VPN đơn giản.
      Mỗi khi dữ liệu được gửi bởi một máy tính vào mạng, SSH tự động mã hoá nó. Khi dữ liệu được nhận vào, SSH tự động giải mã nó. Kết quả là việc mã hoá được thực hiện trong suốt: người dùng có thể làm việc bình thường, không biết rằng việc truyền thông của họ đã được mã hoá an toàn trên mạng.

      2.2.Lịch sử phát triển các phiên bản SSH

      SSH1 và giao thức SSH-1 được trình bày năm 1995 bởi Tatu Ylõnen, một nhà nghiên cứu ở trường đại học kĩ thuật Helsinki của Phần Lan. Sau khi mạng trường đại học của ông ta là nạn nhân của một cuộc tấn công đánh cắp password vào đầu năm đó.
      Tháng 7 năm 1995, SSH1 được phát hành rộng rãi dưới dạng một phần mềm miễn phí có source code, cho phép mọi người sao chép và sử dụng mà không thu phí. Vào cuối năm đó, ước tính có khoảng 20.000 người dùng trên 50 quốc gia đã sử dụng SSH1, và mỗi ngày Ylõnen nhận 150 mail yêu cầu hỗ trợ. Để đáp lại, Ylõnen đã thành lập SSH Communications Security (SCS, http://www.ssh.com) vào tháng 12 năm 1995 để duy trì, thương nghiệp hoá và tiếp tục phát triển SSH.
      Cũng trong năm 1995, Ylõnen soạn thảo giao thức SSH-1 còn gọi là Internet Engineering Task Force (IETF), nó diễn tả hoạt động cơ bản của phần mềm SSH1 trên thực tế. Nó là một giao thức có phần quảng cáo nhưng còn một số lỗi và giới hạn nhưng rất phổ biến. Năm 1996, SCS giới thiệu một phiên bản mới đó là phiên bản chính của giao thức, SSH 2.0 hay SSH-2, phiên bản này được kết hợp chặt chẽ những thuật toán mới và không hợp với SSH-1. Trong lúc đó, IETF thành lập một nhóm làm việc gọi là SECSH (Secure Shell) để chuẩn hoá giao thức và chỉ đạo sự phát triển của nó trên lợi ích chung. Nhóm làm việc SECSH đã trình bày bản phác thảo Internet đầu tiên đối với giao thức SSH-2 vào tháng 2 năm 1997.
      Năm 1998, SCS phát hành sản phẩm phần mềm “SSH Secure Shell” (SSH2), dựa trên giao thức SSH-2. Tuy nhiên, SSH2 không thay thế SSH1 trong một số lĩnh vực, có 2 lí do. Thứ nhất, SSH2 không có một số tiện ích, các đặc điểm có ích và cấu hình tuỳ chọn như SSH1. Thứ hai, SSH2 có nhiều giới hạn về việc đăng kí. Bản chính SSH1 đã có sẵn miễn phí từ Ylõnen và trường đại học kĩ thuật Helsinki. Phiên bản mới hơn của SSH1 từ SCS vẫn có sẵn miễn phí cho hầu hết người dùng, thậm chí cả cấu hình thương mại cũng miễn phí chỉ cần phần mềm đó không được trực tiếp bán cho việc thu lợi nhuận hoặc được tặng như là một dịch vụ cho khách hàng. Vì thế, tuy SSH2 đã xuất hiện, nhưng hầu hết những người đang sử dụng SSH1 đều nhận ra vài ưu điểm của SSH1 so với SSH2 và tiếp tục sử dụng SSH1, ba năm sau khi SSH2 ra đời thì SSH1 vẫn là phiên bản được sử dụng phổ biến trên Internet và vượt qua cả SSH2 là giao thức tốt hơn và bảo mật hơn.
      Tuy nhiên, SSH2 cũng có hai sự phát triển hưa hẹn, đó là một bản nới lỏng của SSH2 bản quyền và sự xuất hiện SSH-2 bổ sung. Năm 2000, SCS mở rộng SSH2 bản quyền để cho phép sử dụng khi làm việc riêng lẻ đối với các tổ chức hoạt động phi lợi nhuận. Nó cũng được mở rộng cho phép dùng miễn phí đối với Linux, NetBSD, FreeBSD và hệ điều hành OpenBSD. Cùng thời gian đó, OpenSSH (http://www.openssh.com) đã được phát triển nổi bật như là một SSH bổ sung, được phát triển dưới hoạt động của dự án OpenBSD (http://www.openbsd.org) và miễn phí sẵn bên dưới OpenBSD có đăng kí. OpenSH hỗ trợ cả SSH-1 và SSH-2 trong một chương trình. Tuy OpenSSH được phát triển trên nền OpenBSD nhưng nó cũng hoạt động được trên Linux, Solais, AIX và những hệ điều hành khác. Mặc dù OpenSSH tương đối mới và không có vài đặc điểm có trong SSH1 và SSH2 nhưng nó đang trên đà phát triển nhanh chóng và hứa hẹn trở thành bản SSH chính trong tương lai không xa.

      (Hết chương 2) Mời các bạn xem tiếp :
      Chương 3: BÊN TRONG GIAO THỨC SSH
      Trần Mỹ Phúc
      tranmyphuc@hotmail.com
      Hãy add nick để có thông tin đề thi mới nhất :tranmyphuc (Hỗ trợ tối đa cho các bạn tự học)

      Cisco Certs : CCNP (Passed TSHOOT 1000/1000)

      Juniper Certs :
      JNCIP-ENT & JNCIP-SEC
      INSTRUCTORS (No Fee) : CISCO (Professional) , JUNIPER (Professional) , Microsoft ...

      [version 4.0] Ôn tập CCNA


      Comment


      • #4
        Chương 3: BÊN TRONG GIAO THỨC SSH

        3.1.Tổng quan về các đặc điểm của SSH

        Các đặc điểm chính của giao thức SSH là:

        -Tính bí mật (Privacy) của dữ liệu thông qua việc mã hoá mạnh mẽ
        -Tính toàn vẹn (integrity) của thông tin truyền, đảm bảo chúng không bị biến đổi.
        -Chứng minh xác thực (authentication) nghĩa là bằng chứng để nhận dạng bên gửi và bên nhận
        -Giấy phép (authorization) :dùng để điều khiển truy cập đến tài khoản.
        -Chuyển tiếp (forwarding) hoặc tạo đường hầm (tunneling) để mã hoá những phiên khác dựa trên giao thức TCP/IP

        3.1.1. Tính bí mật (Privacy)
        Tính bí mật có nghĩa là bảo vệ dữ liệu không bị phơi bày. Mạng máy tính bình thường không bảo đảm tính bí mật, bất cứ ai truy cập đến phần cứng của mạng hoặc đến những host kết nối với mạng đều có thể sẽ đọc được tất cả dữ liệu đi qua mạng. Mặc dù mạng chuyển mạch hiện đại đã giảm những vấn đề này trong mạng vùng cục bộ nhưng nó vẫn còn một vấn đề nghiêm trọng đó là mật khẩu dễ bị những kẻ xấu đánh cắp.
        SSH cung cấp tính bí mật bằng việc mã hoá dữ liệu đi qua mạng. Đó là việc mã hoá hai đầu dựa trên khoá ngẫu nhiên (sinh ra để phục vụ cho một phiên kết nối và được huỷ đi khi phiên kết nối thành công). SSH hỗ trợ nhiều thuật toán mã hoá đối với phiên dữ liệu, đó là những thuật toán mã hoá chuẩn như: AES, ARCFOUR, Blowfish, Twofish, IDEA, DES và triple-DES (3DES)

        3.1.2.Tính toàn vẹn (Integrity)
        Tính toàn vẹn nghĩa là bảo đảm dữ liệu được truyền từ một đầu này đến đầu kia của mạng không bị thay đổi. Giao thức SSH sử dụng phương pháp kiểm tra toàn vẹn mật mã, phương pháp này kiểm tra cả việc dữ liệu có bị biến đổi hay không và dữ liệu đến có đúng là do đầu kia gửi hay không. Nó sử dụng thuật toán băm khoá là MD5 và SHA-1.

        3.1.3.Chứng minh xác thực (authentication)
        Chứng minh xác thực là kiểm tra định danh của ai đó để xác định chính xác đúng là người đó hay không. Mỗi kết nối SSH bao gồm hai việc xác thực: client kiểm tra định danh của SSH server (server authentication) và server kiểm tra định danh của người sr dụng yêu cầu truy cập (user authentication). Server authentication chắc chắn rằng SSH server là chính xác và không phải là kẻ lừa đảo để đề phòng kẻ tấn công lại gửi kết nối mạng đến một máy khác. Server authentication cũng bảo vệ việc bị kẻ xấu ngồi ở giữa hai bên, lừa gạt cả hai bên nghĩa là kẻ xấu sẽ nói với server nó là client và nói với client nó là server để đọc được dữ liệu trao đổi giữa hai bên.
        User authentication theo truyền thống là làm việc với mật khẩu. Để xác thực định danh của bạn, bạn phải đưa ra mật khẩu, và dễ bị lấy cắp. Thêm nữa, để dễ nhớ một mật khẩu, người ta thường đặt nó ngắn và có ý nghĩa nào đó nên dễ bị kẻ xấu đoán ra. Đối với mật khẩu dài hơn thì người ta thường chọn những từ hoặc câu trong ngôn ngữ bẩm sinh nên cũng dễ bị bẻ khoá.
        SSH hỗ trợ xác thực bằng mật khẩu, mã hoá mật khẩu khi nó truyền đi trên mạng. Đây là sự cải thiện rất lớn so với những giao thức truy cập từ xa thông thường khác (Telnet, FTP) mà chúng gửi mật khẩu qua mạng dưới dạng clear text. Tuy nhiên, việc chứng thực như thế vẫn chỉ là chứng thực mật khẩu đơn giản vì thế SSH cung cấp cơ chế mạnh hơn và dễ sử dụng hơn: mỗi user có nhiều chữ kí khoá công cộng (per-user public-key signature) và một cải tiến rlogin-style xác thực với định danh host được kiểm tra bằng khoá công khai. Hơn nữa, những bản bổ sung khác nhau của SSH hỗ trợ vài hệ thống khác bao gồm Kerberos, RSA, mật khẩu S/Key one-time và PAM. Một SSH client và SSH server đàm phán với nhau để xác định cơ chế xác thực sẽ sử dụng dựa trên cấu hình của chúng và một server thậm chí có thể yêu cầu nhiều kiểu xác thực.

        3.1.4.Việc cấp giấy phép
        Việc cấp giấy phép có tác dụng quyết định ai đó có thể hoặc không thể làm gì đó. Nó diễn ra sau khi xác thực, bởi vì bạn không thể chấp nhận một ai đó có quyền gì khi chưa biết đó là ai. SSH server có nhiều cách khác nhau để giới hạn hành động của client. Truy cập đến phiên đăng nhập tác động lẫn nhau như TCP port và X Window forwarding, key agent forwarding, … có thể tất cả đều được điều khiển mặc dù không phải tất các đặc điểm đều có sẵn trên tất cả các bản bổ sung SSH,và chúng không luôn luôn tống quát hoặc linh hoạt như bạn ý muốn. Giấy phép có thể được điều khiển tại một mức server rộng (ví dụ: /etc/ssh/sshd_config file đối với OpenSH) hoặc theo tài khoản phụ thuộc vào phương thức xác thực sử dụng.

        3.1.5.Chuyển tiếp (forwarding) hoặc tạo đường hầm (tunneling)
        Chuyển tiếp hoặc tạo đường hầm là tóm lược dịch vụ dựa trên TCP khác như là Telnet hoặc IMAP trong một phiên SSH mang lại hiệu quả bảo mật của SSH đến với các dịch vụ dựa trên TCP khác. Ví dụ, một kết nối Telnet bình thường truyền username, password của bạn và phiên đăng nhập của bạn ở dạng clear text. Bằng cách chuyển tiếp telnet thông qua SSH, tất cả dữ liệu sẽ tự động được mã hoá và kiểm tra định danh và bạn có thể xác nhận dùng SSH tin cậy.
        SSH hỗ trợ 3 kiểu chuyển tiếp:

        +TCP port forwarding:

        SSH dùng TCP/IP làm cơ chế truyền, thường dùng port 22 trên máy server khi nó mã hoá và giải mã lưu lượng đi trên mạng. Ở đây chúng ta nói đến một đặc điểm mã hoá và giải mã lưu lựong TCP/IP thuộc về ứng dụng khác, trên cổng TCP khác dùng SSH. Tiến trình này gọi là port forwarding, nó có tính trong suốt cao va khá mạnh. Telnet, SMTP, NNTP, IMAP và những giao thức không an toàn khác chạy TCP có thể được bảo đảm bằng việc chuyển tiếp kết nối thông qua SSH. Port forwarding đôi khi được gọi là tunneling bởi vì kết nối SSH cung cấp một “đường hầm” xuyên qua để kết nối TCP khác có thể đi qua.
        Giả sử bạn có một máy H ở nhà đang chạy IMAP và bạn muốn kết nối đến một IMAP server trên máy S để đọc và gửi mail. Bình thường thì việc kết nối này không đảm bảo an toàn, tài khoản và mật khẩu mail của bạn được truyền đi dưới dạng clear text giữa chương trình mail của bạn và server. Đối với SSH port forwarding, bạn có thể định tuyến lại trong suốt kết nối IMAP ( tìm cổng TCP 143 trên server S) để truyền đi thông qua SSH, mã hoá bảo đảm dữ liệu truyền đi trên kết nối. Máy IMAP server phải chạy một SSH server cho port forwarding để cung cấp việc bảo đảm đó.
        Tuy nhiên, SSH port forwarding chỉ hoạt động trên giao thức TCP và không làm việc được trên các giao thức khác như UDP hay AppleTalk

        + forwarding

        X là một hệ thống window phổ biến đối với các trạm làm việc Unix, một trong những đặc điểm tốt nhất của nó là tính trong suốt. Sử dụng X bạn có thể chạy ứng dụng X từ xa để mở các cửa sổ của chúng trên màn hình hiển thị cục bộ của bạn

        +Agent forwarding

        SSH client có thể làm việc với một SSH agent trên cùng một máy. Sử dụng mọt đặc trưng gọi là agent forwarding, client cũng có thể liên lạc với các agent trên những máy từ xa. Điều thuận lợi là nó cho phép client trên nhiều máy làm việc với một agent và có thể tránh vấn đề liên quan đến tường lửa.


        3.2.
        Kiến trúc chung của một hệ thống SSH

        SSH có khoảng một bộ 12 thuộc tính riêng lẻ, các thành phần tác động lẫn nhau cho ra các nét đặc trưng riêng.



        SSH cũng có khoá (keys), phiên (sessions) và những thứ ngộ nghĩnh khác. Ở đây chúng ta qui định một bản tóm tắt tổng quan của tất cả các thành phần, ví thế bạn có thể bắt đầu thấy được bức tranh lớn về SSH như sau:

        Server
        Một chương trình cho phép đi vào kết nối SSH với một bộ máy, trình bày xác thực, cấp phép, … Trong hầu hết SSH bổ sung của Unix thì server thường là sshd.
        Client
        Một chương trình kết nối đến SSH server và đưa ra yêu cầu như là “log me in” hoặc “copy this file”. Trong SSH1, SSH2 và OpenSSH, client chủ yếu là ssh và scp.
        Session
        Một phiên kết nối giữa một client và một server. Nó bắt đầu sau khi client xác thực thành công đến một server và kết thúc khi kết nối chấm dứt. Session có thể được tương tác với nhau hoặc có thể là một chuyến riêng.
        Key
        Một lượng dữ liệu tương đối nhỏ, thông thường từ mười đến một hoặc hai ngàn bit. Tính hữu ích của việc sử dụng thuật toán ràng buộc khoá hoạt động trong vài cách để giữ khoá: trong mã hoá, nó chắc chắn rằng chỉ người nào đó giữ khoá (hoặc một ai có liên quan) có thể giải mã thông điệp, trong xác thực, nó cho phép bạn kiểm tra trễ rằng người giữ khoá thực sự đã kí hiệu vào thông điệp. Có hai loại khóa: khoá đối xứng hoặc khoá bí mật và khoá bất đối xứng hoặc khóa công khai. Một khoá bất đối xứng hoặc khoá công khai có hai phần: thành phần công khai và thàn phần bí mật. SSH đề cập đến 4 kiểu của khoá như phần tóm tắt trong bảng 3-1 và diễn tả dưới đây.


        User key
        Là một thực thể tồn tại lâu dài, là khoá bất đối xứng sử dụng bởi client như một sự chứng minh nhận dạng của user ( một người dùng đơn lẻ có thể có nhiều khoá)
        Host key
        Là một thực thể tồn tại lâu dài, là khoá bất đối xứng sử dụng bới server như sự chứng minh nhận dạng của nó, cũng như được dùng bởi client khi chứng minh nhận dạng host của nó như một phần xác thực đáng tin. Nếu một bộ máy chạy một SSH server đơn, host key cũng là cái duy nhất để nhận dạng bộ máy đó. Nếu bộ máy chạy nhiều SSH server, mỗi cái có thể có một host key khác nhau hoặc có thể dùng chung. Chúng thường bị lộn với server key.
        Server key
        Tồn tại tạm thời, là khoá bất đối xứng dùng trong giao thức SSH-1. Nó đựợc tái tạo bởi server theo chu kỳ thường xuyên ( mặc định là mỗi giờ) và bảo vệ session key. Thường bị lộn với host key. Khoá này thì không bao giờ được lưu trên đĩa và thành phần bí mật của nó không bao giờ được truyền qua kết nối ở bất cứ dạng nào, nó cung cấp “perfect forward secrecy” cho phiên SSH-1
        Session key
        Là một giá trị phát sinh ngẫu nhiên, là khoá đối xứng cho việc mã hoá truyền thông giữa một SSH client và SSH server. Nó được chia ra làm 2 thành phần cho client và server trong một loại bảo bật trong suốt quá trình thiết lập kết nối SSH để kẻ xấu không phát hiện được nó.
        Key generator
        Một chương trình tạo ra những loại khoá lâu dài( user key và host key) cho SSH. SSH1, SSH2 và OpenSSH có chương trình ssh-keygen
        Known hosts database
        Là một chồng host key. Client và server dựa vào cơ sở dữ liệu này để xác thực lẫn nhau.
        Agent
        A program that caches user keys in memory, so users needn't keep retyping their passphrases. The agent responds to requests for key-related operations, such as signing an authenticator, but it doesn't disclose the keys themselves. It is a convenience feature. SSH1, SSH2, and OpenSSH have the agent ssh-agent, and the program ssh-add loads and unloads the key cache.
        Một chương trình lưu user key trong bộ nhớ. Agent trả lời cho yêu cầu đối với khoá quan hệ hoạt động như là kí hiệu một giấy xác thực nhưng nó không tự phơi bày khoá của chúng. Nó là một đặc điểm rất có ích. SSH1, SSH2 và OpenSSH có agent ssh-agent và chương trình ssh-add để xếp vào và lấy ra khoá được lưu.
        Signer
        Một chương trình kí hiệu gói chứng thực hostbased.
        Random seed
        A pool of random data used by SSH components to initialize software pseudo-random number generators.
        Một dãy dữ liệu ngẫu nhiên đựoc dùng bởi các thành phần SSH để khởi chạy phần mềm sinh số ngẫu nhiên
        Configuration file
        Một chồng thiết lập để biến đổi hành vi của một SSH client hoặc SSH server. Không phải tất cả thành phần đều được đòi hỏi trong một bản bổ sung của SSH. Dĩ nhiên những server, client và khoá là bắt buộc nhưng nhiều bản bổ sung không có agent và thậm chí vài bản không có bộ sinh khoá.
        Mời các bạn đón xem
        3.3.Bên trong SSH-2 :

        Chúc các bạn vui !!!
        Trần Mỹ Phúc
        tranmyphuc@hotmail.com
        Hãy add nick để có thông tin đề thi mới nhất :tranmyphuc (Hỗ trợ tối đa cho các bạn tự học)

        Cisco Certs : CCNP (Passed TSHOOT 1000/1000)

        Juniper Certs :
        JNCIP-ENT & JNCIP-SEC
        INSTRUCTORS (No Fee) : CISCO (Professional) , JUNIPER (Professional) , Microsoft ...

        [version 4.0] Ôn tập CCNA


        Comment


        • #5
          3.3.4.Giao thức kết nối SSH-CONN
          Khi yêu cầu xác thực thành công, client se có một dịch vụ tên “ssh-con” nhưng nó không hiển thị trên client mà hiển thị trên server như sau:debug1: userauth-request for user res service ssh-connection method publickeyServer bắt đầu chạy dịch vụ và hai bên đi đến giao thức kết nối SSH

          3.3.4.1.Kênh (channels)
          Dịch vụ cơ bản SSH-CONN cung cấp là multilexing. SSH-CONN điều khiển một kênh đơn, bảo đảm, luồng byte đôi được cung cấp bởi SSH-TRANS và cho phép client tạo những kênh luận lý SSH-CONN khác chạy qua nó. Kênh được nhận dạng bằng số kênh và có thể được tạo hoặc huỷ bỏ bởi client hoặc server. Kênh là một điều khiển lưu lượng riêng lẻ và mỗi kênh có một kiểu kênh được định nghĩa theo mục đích sử dụng. Kiểu được định nghĩa như sau:§session: Đơn thuần chỉ là mở một kênh phiên chứ không bắt đầu chạy một chuơng trình.Một phiên SSH-CONN có thể có nhiều kênh phiên, hỗ trợ đồng thời, ví dụ cùng chạy giao thức truyền file và thực thi chương trình trên một phiên SSH-CONN.§x11: một kết nối X11 client.§orward-tcpip: một kết nối bên trong để chuyển tiếp một cổng ở xa. Khi một kết nối đến trên một cổng TCP chuyển tiếp ở xa, server sẽ mở kênh này trở lại client để mang kết nối.§direct-tcpip: một kết nối TCP bên ngoài. Kết nối trực tiếp này đến mở một kết nối TCP ở một socket định sẵn và thêm kênh đến kết nối đó. Socket có thể dùng một tên miền hoặc địa chỉ IP

          3.3.4.2.Yêu cầu (request)
          Thêm vào một dãy kênh hoạt động- mở, đóng, gủi dữ liệu, gửi dữ liệu khẩn cấp,…SSH-CONN định nghĩa một thiết lập cho yêu cầu với tính đầy đủ hoặc chỉ là một kênh bộ phận. Một yêu cầu đầy đủ ảnh hưởng đến toàn bộ trạng thái của kết nối trong khi một yêu cầu kênh (bộ phận) chỉ được mở một kênh cụ thể.
          Yêu cầu dầy đủ là:§tcpip-forward: yêu cầu một cổng chuyển tiếp TCP đằng xa cancel-tcpip-forward: huỷ bỏ một chuyển tiếp từ xa§pty-req: chỉ định một pty, bao gồm kích cỡ cửa sổ và kiểu thiết bị đầu cuối.§x11-req: cài đặt chuyển tiếp x11§env: thiết lập một biến điều kiện. § shell, exec, subsystem: chạy tiện ích tài mặc định của tài khoản, một chương trình tuỳ ý, hoặc một dịch vụ đơn giản.§ window-change: thay đổi kích thước cửa sổ thiết bị đầu cuối§xon-xoff: dùng điều khiển bên client §signal: gửi một tín hiệu đặc biệt đến một tiến trình ở xa.§exit-signal: trả về một tín hiệu kết thúc chương trình.Khi SSH-CONN chạy, client gửi yêu cầu và mở một kênh phiên. Sau đó gửi một số yêu cầu muốn thực hiện thông qua các kênh…Bây giờ thì client đã đăng nhập thành công vào máy chủ SHH từ xa.

          3.4.Bên trong SSH-1

          SSH-1 cũng tương tự như SSH-2 nhưng có một số điểm khác,chúng ta sẽ so sánh những đặc điểm đó với SSH-2 để hình dung SSH-1:v non-modular: SSH-1 được định nghĩa như một giao thức nguyên đơn, còn SSH-2 được thiết kế modul hoá.vless negotiation: SSH-1 có nhiều tham số cố định, thực ra, chỉ có kích thước mã hoá là được thương lượng. Thuật toán nhận dạng, kiểu khoá host, phương thức trao đổi khoá,…tất cả đều cố định.vad hoc naming: SSH-1 không có cú pháp định nghĩa tên linh hoạt như SSH-2 và không có phần mở rộng bổ sung rõ ràng.vSingle authentication: Quá trình xác thực user của SSH-1 chỉ cho phép một phương thức hoạt động thành công, Server không thể yêu cầu nhiều phương thức.vRhostsRSA authentication: Xác thực RhostsRSA của SSH-1 tương tự như xác thực dựa trên host về cơ bản là có giới hạn khi sử dụng địa chỉ mạng làm định danh máy client.vLess flexible remote forwarding: SSH-1 chỉ rõ chuyển tiếp từ xa chỉ trên một cổng, vì thế không thể đưa nhiều địa chỉ khác nhau đến một server.vweaker integrity checking: SSH-1 sử dụng phương thức kiểm tra toàn vẹn không mạnh lắm, đó là thuật toán CRC-32.verver keys: Tiến trình trao đổi khoá cố định của SSH-1 giao cho một khoá bất đối xứng gọi là server key, server key là một cặp khoá public/private tạm thời, sau một giờ lại được phục hồi và sử dụng để cung cấp tính kín đáo chuyển tiếp cho khoá phiên. Kín đáo chuyển tiếp nghĩa là thậm chí việc bảo mật thời gian dài như khoá bí mật host hoặc user được thoả hiệp trễ, không dùng mã hoá phiên SSH trong các bước trước đó, sử dụng một khoá này thì nó không bao giờ được ghi lên đĩa. Thuật toán Diffe-Hellman dùng trong tất cả ứua trình trao đổi khoá của SSH-2 cung cấp tính bí mật chuyển tiếp bởi chính nó vì thế không cần server key.vweak key exchange: Tiến trình trao đổi khoá SSH-1 bảo mật không cao vì chỉ một mình client chọn khoá phiên và gửi đến server.

          3.5.Giới thiệu các thuật toán sử dụng trong SSH
          3.5.1.Những thuật toán khoá công khai

          3.5.1.1Rivest-Shamir-Adleman (RSA)
          Thuật toán khóa public RSA là kiểu tính toán không đối xứng được sử dụng rộng rãi nhất. Nó bắt nguồn từ sự phân tích thành thừa số của nhiều số nguyên là tích của 2 số nguyên tố gần bằng nhau.
          Sự phân tích thành thừa số được tin dùng rộng rãi vì sự phức tạp, mặc dù chưa được chứng minh. RSA có thể được dùng cả cho việc mã hóa và chữ ký.
          Đến tháng 9 năm 2000, RSA được yêu cầu cấp bằng sáng chế tại Mỹ bởi Public Key Partners Inc (PKP) , 1 công ty mà RSA Security Inc là 1 đối tác. Khi bằng sáng chế có hiệu lực, PKP muốn kiểm soát việc sử dụng thuật toán RAS ở Mỹ, và việc sử dụng trái phép là phạm luật. Đến giữa những năm 1990, RSA Security cung cấp miễn phí RSAref, với bản quyền cho phép ngành giáo dục và thương mại sử dụng (cũng như phần mềm được bán ra phi lợi nhuận). Từ đó RSA trở nên phổ biến, RSAref không còn tồn tại.
          Giao thức SSH-1 chỉ sử dụng RSA. SSH-2 có thể sử dụng nhiều thuật toán public-key, nhưng mặc định chỉ là thuật toán DSA . Nhóm SECSH đã thêm thuật toán RAS vào SSH-2 không lâu sau khi sáng chế hết hiệu lực.



          3.5.1.2Thuật toán chữ kí số (DSA)

          Thuật toán chữ ký số được phát triển bởi cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) và được công bố bởi viện tiêu chuẩn và công nghệ quốc gia Hoa Kỳ và trở thành chuẩn chữ ký số (DSS). DSS được đưa ra như là một chuẩn xử lý thông tin liên bang, FIPS-186 vào tháng 5 năm 1994. Nó là một thuật toán public-key phụ thuộc vào phương pháp Schnorr và ElGamal, dựa vào độ khó của việc tính toán riêng rẽ các logarit trong một trường có giới hạn. Nó được thiết kế là một chữ ký không dùng cho mã hóa, mặc dù bản bổ xung đầy đủ có thể thực thi dễ dàng với cả 2 loại mã hóa RSA và ElGarmal.
          DSA cũng bị cuốn vào 1 cuộc tranh cãi kể từ khi nó ra đời. Ban đầu, NIST cho rằng họ đã thiết kế ra DSA, nhưng sau đó họ tiết lộ là NSA đã tạo ra nó. Rất nhiều câu hỏi xoay quanh NSA. Researcher Gus Simmons phát hiện ra 1 phần trong DSA cho phép tạo lỗ hổng rò rỉ thông tin, ví dụ các bit khóa bí mật kèm theo mỗi chữ ký. Khi thuật toán được dùng trong trong các thẻ thông minh trong chương trình Capstone của chính phủ, nhiều người vẫn còn nghi ngờ. Cuối cùng NIST dành DSA miễn phí cho mọi người dùng. Đến sau cùng, nó được sáng chế bởi David Kravitz (sáng chế #5,231,668), sau đó một nhân viên của NSA đã chuyển sáng chế này cho chính phủ Mỹ. Tuy nhiên, cũng có những yêu cầu, rằng DSA xâm phạm bằng sáng chế, bao gồm cả sáng chế Shnorr. Cho đến giờ vẫn chưa có sự thay đổi nào từ tòa án.
          Giao thức SSH-2 cần phải sử dụng DSA để xác nhận host.

          3.5.1.3Thuật toán thoả thuận khoá Diffie-Hellman

          Thuật toán Diffie-Hellman được giới thiệu lần đầu tiên trong thư viện mở, được sáng tạo bởi Whitfield Diffie, Martin Hellman va Ralph Merkle vào năm 1976, được cấp bằng sáng chế năm 1977 (phát hành vào năm 1980, số #4,200,770) giờ thì bằng sáng chế đã hết hạn. Cũng giống như DSA, nó dựa vào sự rời rạc của bài toán logarit, nó cho phép 2 bên lấy được 1 khóa chia sẻ an toàn trên 1 kênh mở. Các phần trao đổi các thông điệp với nhau, sau cùng chúng chia sẻ 1 khóa bí mật. 1 kẻ rình mò không thể lấy được thông tin từ quá trình này.
          Giao thức SSH-2 cần phải dùng thuật toán Diffie-Hellman trong phương thức trao đổi khóa.

          3.5.2.Những thuật toán khoá bí mật
          3.5.2.1.Thuật toán mã hoá dữ liệu bí mật quốc tế (IDE)
          IDEA được thiết kế năm 1990 bởi Xuejis Lai và James Massey và trải qua nhiều lần sửa chữa, cải tiến và đổi tên trước khi có dạng như hiện nay. Mặc dù tương đối mới nhưng nó là thuật toán bảo mật khá tốt. Những trang web có thể tìm thông tin về nó là:
          ·http://vmsbox.cjb.net/idea.html
          ·http://home.ecn.ab.ca/~jsavard/crypto/co040302.htm

          3.5.2.2.Chuẩn mã hoá tiên tiến (AES)
          Năm 1997, NIST bắt đầu một chương trình thay thế thuật toán mã hoá đối xứng chuẩn đang có là DES. Thuật toán này được thiết kế bởi Joan Daemen và Vincent Rijmen và ban đầu nó được gọi là Rijndael và sau trở thành Advanced Encryption Standard (AES). AES là một thuật toán mã hoá khối bí mật với chiều dài khoá có thể là 128, 192, hoăc 256 bits. Website tham khảo:


          3.5.2.3.Chuẩn mã hoá dữ liệu (DES)
          Chuẩn mã hoá dữ liệu là bản cũ của thuật toán mã hoá bí mật và bây giờ nó được thay thế bằng AES. DES được thiết kế bởi các nhà nghiên cứu của IBM vào đầu những năm 1970 với cái tên la Lucifer

          3.5.2.4.Trible-DES (3DES)
          Trible DES hoặc 3DES là một dạng khác của DES dùng để tăng tính bảo mật bằng việc tăng chiều dài khoá. Làm tăng tính bảo mật của thuật toán DES bằng việc mã hoá nhiều 3 lần những khoá độc lập. Là thuật toán mã hoá dạng plantext với sự lặp lại thuật toán DES 3 lần. Chiều dài khoá của 3DES là 112 bit lớn hơn nhều so với 56 bit của DES.

          3.5.2.5.ARCFFOUR (RC4)
          Ron Rivest thiết kế thuật mã hoá RC4 năm 1987 cho bảo mật dữ liệu RSA. Lúc đó nó có tên là RSADSI. Năm 1994, nó được biết đến với tên RC4 hay ARCFOUR. RC4 thì mã hoá rất nhanh nhưng không bảo mật bằng những thuật toán khác. Nó sử dụng kích thước khoá biến đổi. SSH-1 áp dụng RC4 với chiều dài khoá 128 bit.

          3.5.2.6.Blowfish
          Blowfish được thiết kế bởi Bruce Schneier năm 1993, nó từng bước thay thế thuật toán DES. Nó nhanh hơn DES và IDEA nhiều nhưng không bằng RC4, Blowfish là một thuật toán mã hoá miễn phí không đăng kí bản quyền. Chiều dài khoá của Blowfish thay đổi từ 32 đến 448 bit. SSH-2 sử dụng Blowfish với chiều dài khoá là 128 bit. Có thể tham khảo thêm về Blowfish tại:


          3.5.2.7.Twofish
          Twofish là một thuật toán mã hoá được Bruce Schneier thiết kế cùng với J.Kelsey, D.Wagner, C.Hall và N. Ferguson. Nó được đón nhận năm 1998 và thay thế DES ở Mỹ. Đây cũng là một thuật toán mã hoá miễn phí cho mọi người. Twofish mã hoá với chiều dài khoá 128, 192, hoặc 256 bít. SSH-2 sử dụng 256 bit. Nó rất nhanh và cũng có tính bảo mật khá cao. Website:


          3.5.2.8.CAST
          CAST được thiết kế vào đầu những năm 1990 bởi Carlisle Adams và Stafforf Tavares. CAST sử dụng chiều dài khoá 128 hoặc 256 bit. Trong SSH-2, CAST được sử dụng với chiều dài khoá là 128 bit

          3.5.3.Những hàm băm

          3.5.3.1.CRC-32
          Thuật toán 32-bit Redundancy Check (CRC-32) được định nghĩa trong ISO 3309, là một hàm băm không mã hoá đối với việc dò tìm lỗi thay đổi dữ liệu. Giao thức SSH-1 sử dụng CRC-32 cho việc kiểm tra toàn vẹn dữ liệu và đề phòng hình thức tấn công “insertion attack” (tấn công bằng cách chèn mã độc vào dữ liệu).

          3.5.3.2.MD5

          MD5 (Message Digest algorithm number 5) là một thuật mã hoá mạnh, là thuật toán băm 128 bit được thiết kế bởi Ron Rivest năm 1991, MD5 cũng là một thuật toán công cộng không đăng kí bản quyền.

          3.5.3.3.SHA-1
          SHA-1 (Secure Hash Algorithm 1) được thiết kết bởi NSA và NIST . Cũng giống như MD5, nó được cải tiến từ MD4 nhưng cải tiếp theo một cách khác. Nó cung cấp hàm băm 160 bit. Xét về bảo mật thì nó mạnh hơn MD5 vì giá trị băm dài hơn. SSH-2 sử dụng SHA-1 để băm MAC còn SSH-1 thì sử dụng MD5.

          3.5.3.4.RIPEMD-160
          RIPEMD-160 là một bản khác của MD4, đựợc phát triển bởi Hans Dobbertin, Antôn Boselaers và Bart Preneel trong một phần của dự án RIPE truyền thông Châu Âu từ tháng 6 năm 1987 đến tháng 12 năm 1995. RIPEMD-160 không được định nghĩa trong giao thức SSH nhưng nó được dùng trong bản bổ sung OpenSSH, RIPEMD-160 cũng là một thuật toán phiễn phí cho mọi người, Có thể tham khảo thêm tại:
          http://www.esat.kuleuven.ac.be/~bosselae/ripemd160.html

          3.5.3.5.Thuật toán nén: Zlib
          Zlib là thuật toán nén dữ kiệu duy nhất được định nghĩa cho SSH. Website tham khảo:


          Mời các bạn đón xem :
          3.6.Các mối đe doạ mà SSH có thể đánh trả
          Chúc các bạn vui !!!
          Trần Mỹ Phúc
          tranmyphuc@hotmail.com
          Hãy add nick để có thông tin đề thi mới nhất :tranmyphuc (Hỗ trợ tối đa cho các bạn tự học)

          Cisco Certs : CCNP (Passed TSHOOT 1000/1000)

          Juniper Certs :
          JNCIP-ENT & JNCIP-SEC
          INSTRUCTORS (No Fee) : CISCO (Professional) , JUNIPER (Professional) , Microsoft ...

          [version 4.0] Ôn tập CCNA


          Comment


          • #6
            3.6.Các mối đe doạ mà SSH có thể đánh trả
            Cũng giống như bất kỳ công cụ bảo mất nào, SSH có những mối đe dọa chống lại các ảnh hưởng của nó và các chương trình khác không định địa chỉ. Chúng ta sẽ thảo luận về hình thức này đầu tiên.

            3.6.1.Eavesdropping
            Một eavesdropper là một người rình mò trên mạng, có thể biết được giao thông mạng mà không làm ảnh hưởng đến đường truyền. Hình thức mã hóa của SSH chống lại eavesdropping. Nội dung của một session SSH , ngay cả khi bị chặn, cũng không thể bị giải mã bởi một “kẻ rình mò”.

            3.6.2.Dịch vụ đặt tên và giả mạo IP
            Nếu một kẻ tấn công phá hoại dịch vụ đặt tên (DNS, NIS, …), các chương trình liên quan đến mạng có thể bị ép buộc kết nối đến máy tính khác. Cũng tương tự, một kẻ tấn công có thể giả mạo một host bằng cách đánh cắp địa chỉ IP đang dùng. Trong các trường hợp khác, bạn cũng sẽ gặp rắc rối: các chương trình trên máy khách có thể kết nối sai đến máy chủ, đánh cắp mật khẩu mà bạn cung cấp. Trình bảo vệ SSH chống lại kiểu tấn công này bằng cách kiểm tra mã hóa và nhận dạng máy chủ. Khi cài đặt một session, máy khách SSH kiểm tra tính hợp lệ khóa của máy chủ dựa vào danh sách cục bộ kết hợp với tên máy chủ và các địa chỉ cùng với khóa của chúng. Nếu khóa mà Host cung cấp không đúng với trong danh sách, SSH sẽ cảnh báo. Tính năng này có thể bị vô hiệu hóa trong một số ít các thiết lập an ninh khi mà các thông báo cảnh báo gây khó chịu.
            Giao thức SSH-2 cho phép bao gồm chứng nhận PKI cùng với các khóa. Trong tương lai, chúng ta hi vọng sự bổ xung tính năng này vào các sản phẩm SSH cùng với nhiều sự triển khai phổ biến của PKI sẽ xóa đi gánh nặng quản trị khóa và giảm bớt sự cần thiết cho sự thỏa hiệp an ninh nói riêng này.

            3.6.3.Chiếm đoạt kết nối
            Một kẻ tấn công lanh lợi không chỉ có thể theo dõi được giao thông mạng, mà còn có thể xen vào, chiếm đoạt một kết nối TCP, đánh cắp nó theo nghĩa đen từ một điểm cuối hợp pháp. Đây là các tai hại rõ ràng: dù cho phương thức xác nhận của bạn có tốt như thế nào đi nữa, kẻ tấn công có thể đơn giản là đợi cho đến khi bạn đăng nhập, sau đó đánh cắp kết nối và chèn các lệnh bất chính của hắn vào trong session của bạn. SSH không thể chống lại kiểu chiếm quyền điều khiển này, từ đó trở đi đây trở thành điểm yếu trong TCP hoạt động bên dưới SSH. Tuy nhiên, SSH đáp trả không hiệu quả (trừ kiểu tấn công từ chối dịch vụ). Trình kiểm tra tính toàn vẹn của SSH phát hiện một session có bị sửa đổi hay không, và ngắt kết nối ngay lập tức mà không sử dụng bất kỳ dữ liệu bị sửa đổi nào.

            3.6.4.Các kiểu tấn công Man-in-the-Middle
            Kiểu tấn công người dùng ở giữa là kiểu tấn công chủ động đặc biệt không dễ bị phát hiện và được mô tả trong phần 3-5. Một đối thủ ngồi giữa bạn và người ngang hàng thực sự (ví dụ giữa máy khách SSH và máy chủ), chặn tất cả sự qua lại và thay đổi hoặc xóa những thông báo.
            Hãy tưởng tượng rằng bạn cố gắng kết nối đến một máy chủ SSH, nhưng Mary “hiểm độc” chặn kết nối của bạn. Cô ấy cư xử giống như một máy chủ SSH, dù cho bạn không để ý, cô ấy kết thúc chia sẻ khóa session với bạn. Đồng thời, cô ấy cũng bắt đầu tạo kết nối của chính cô ấy đến máy chủ mong đợi của bạn, thu về được khóa session riêng biệt với máy chủ. Cô ấy có thể đăng nhập giống như bạn bởi vì bạn sử dụng password hợp lệ và vì vậy cũng là đưa cho co ấy password của bạn. Bạn và máy chủ đều nghĩ là đang kết nối đến nhau, nhưng thực tế thì cả 2 đang kết nối đến Mary. Sau đó cô ấy chỉ cần ngồi giữa, truyền dữ liệu ngược lại và tới lui giữa bạn và máy chủ (giải mã một bên với một khóa và mã hóa lại với cái khác dùng để truyền lại). Tất nhiên, cô ấy có thể đọc mọi thứ đi qua và sửa lại theo ý muốn.



            SSH chống lại kiểu tấn công này theo 2 cách. Đầu tiên là xác nhận máy chủ. Nếu Mary không chặn bên trong máy chủ, cô ấy không thể mạo nhận, bởi vì cô ấy không có khóa riêng của máy chủ. Lưu ý rằng, để sự bảo vệ này hoạt động, trên thực tế máy khách phải kiểm tra khóa public mà máy chủ cung cấp dựa vào danh sách host mà nó biết, nếu không thì sẽ không có bảo đảm rằng máy chủ là thật. Nếu bạn kết nối lần đầu tiên đến một máy chủ mới và để cho SSH chấp nhận khóa của host, thực tế là bạn đang mở ra 1 kiểu tấn công “Người ở giữa”. Tuy nhiên, cứ cho rằng bạn không bị lừa vào lúc này, nhưng các kết nối trong tương lai đến máy chủ này chỉ an toàn cho đến khi khóa host server bị đánh cắp.

            Khả năng bảo vệ SSH thứ 2 là qua phương thức người dùng xác thực. Phương pháp password hiển nhiên là dễ bị tấn công, nhưng khóa public và sự xác thực dựa trên máy chủ sẽ chống lại kiểu các tấn công MITM. Mary không thể phát hiện ra khóa session một cách dễ dàng thông qua việc trao đổi khóa, cô ấy phải thực hiện một cuộc tấn công chủ động để trao đổi riêng biệt với mỗi bên, thu về các khóa riêng biệt của riêng cô ấy với máy khách và máy chủ. Trong cả 2 giao thức SSH-1 và SSH-2, sự trao đổi khóa được thiết kế sao cho nếu cô ấy thực hiện điều này, thì sự nhận dạng session ở mỗi phía sẽ khác nhau. (Điều này không có ở giao thức SSH-1 cũ).
            Nếu bạn không xác nhận tên/khóa của máy chủ tương ứng, Mary vẫn có thể thực hiện kiểu tấn công “người ở giữa”, thậm chí dù cô ấy không thể đăng nhập như chính bạn ở phía máy chủ. Cô ấy có thể đăng nhập vào tài khoản của cô ấy hoặc của người khác mà cô ấy đã lấy được. Với sự lanh lợi, cô ấy vẫn sẽ có thể đánh lừa bạn đủ lâu để phá hoại.

            Mời các bạn đón xem :
            3.7.Các mối đe doạ mà SSH không thể ngăn cản
            Chúc các bạn vui !!!
            Trần Mỹ Phúc
            tranmyphuc@hotmail.com
            Hãy add nick để có thông tin đề thi mới nhất :tranmyphuc (Hỗ trợ tối đa cho các bạn tự học)

            Cisco Certs : CCNP (Passed TSHOOT 1000/1000)

            Juniper Certs :
            JNCIP-ENT & JNCIP-SEC
            INSTRUCTORS (No Fee) : CISCO (Professional) , JUNIPER (Professional) , Microsoft ...

            [version 4.0] Ôn tập CCNA


            Comment


            • #7
              hay quá anh viết tiếp đi anh thanks very much /:)

              Comment

              Working...
              X